+Aa-
    Zalo

    Cơm lâu thiu có phải do gạo chứa chất bảo quản?

    (ĐS&PL) - Tại sao cơm nấu từ một số loại gạo lại có thể để được lâu mà không bị ôi thiu? Liệu có sự can thiệp của chất bảo quản trong quá trình sản xuất gạo?

    Trong cuộc sống hàng ngày, cơm là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng khi thấy cơm nấu từ một số loại gạo có thể để lâu mà không bị thiu. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu gạo có bị trộn thêm chất bảo quản để kéo dài thời gian cơm không thiu, hay đây là do các yếu tố tự nhiên khác của loại gạo?

    Cơm lâu thiu có phải do gạo chứa chất bảo quản?

    Thông thường, cơm được nấu và bảo quản đúng cách thì có thể để ở ngoài môi trường nhiệt độ bình thường khoảng 24 tiếng không bị thiu. Quá thời gian trên, vi khuẩn, côn trùng (bọ thiu) xâm nhập sẽ làm biến chất và gây hiện tượng cơm thiu, chua.

    Để cơm ở ngoài nhiệt độ môi trường bình thường đến ngày thứ 3 không bị thiu là điều bất thường, bạn không nên sử dụng cơm này nữa. Bạn không nói rõ là cơm vẫn để trong nồi đậy nắp, hay chỉ để trong lõi nồi cơm điện rồi đặt trên bàn. Nếu để ở trong nồi cơm điện đậy nắp kín thì nguy cơ thiu nhanh hơn, vì nắp vung thường có hơi nước đọng, vi khuẩn dễ xâm nhập.

    Còn trường hợp cơm nguội được bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian cơm bị hỏng sẽ lâu hơn, tuy nhiên cũng không nên trữ quá lâu. Nếu bạn tiết kiệm sử dụng lại cũng chỉ nên dùng cơm nguội trong vòng 24 tiếng là tốt nhất, bởi để lâu dù không thiu nhưng cơm sẽ bị mất chất.

    Cơm không thiu có thể xảy ra trong trường hợp gạo hoặc cơm có chất bảo quản. Với gạo, thông thường, thương lái hay dùng các chất bảo quản để chống mọt là chính.

    Để biết gạo có tẩm hóa chất không thì chỉ bằng cách xét nghiệm kiểm định chuyên sâu (nếu có điều kiện), khá tốn kém và mất thời gian. Tốt nhất, bạn nên bỏ số gạo đó, không dùng tiếp.

    Cơm không thiu có thể xảy ra trong trường hợp gạo hoặc cơm có chất bảo quản.

    Cơm không thiu có thể xảy ra trong trường hợp gạo hoặc cơm có chất bảo quản.

    Ăn cơm thiu có sao không?

    Theo các chuyên gia y tế, việc ăn cơm thiu không chỉ gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm tạm thời mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Các bác sĩ cho rằng cơm thiu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Khi ăn cơm đã bị ôi thiu, cơ thể phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và độc tố mà chúng sản sinh. 

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại vi khuẩn phát triển trong cơm thiu có khả năng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, để tránh những rủi ro này, nên bảo quản thực phẩm đúng cách và tránh tiêu thụ các loại thức ăn đã bị ôi thiu, đặc biệt là cơm – một loại thực phẩm dễ bị ôi thiu khi để lâu ngoài môi trường.

    Có hai loại vi khuẩn phổ biến thường được tìm thấy trong cơm để lâu là Bacillus cereus và Staphylococcus aureus. 

    Bacillus cereus là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai tây, và mì ống. Khi cơm để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, Bacillus cereus có thể sinh sản và sản sinh ra hai loại độc tố, một loại gây ra nôn mửa và một loại gây tiêu chảy. Các nghiên cứu cho thấy, độc tố của Bacillus cereus có khả năng chống lại nhiệt độ cao, nghĩa là ngay cả khi cơm được hâm nóng lại, độc tố vẫn có thể gây hại cho người tiêu thụ. 

    Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn khác, cũng có khả năng sản sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm. Loại vi khuẩn này có thể lây lan từ tay người hoặc từ môi trường xung quanh vào thực phẩm. Độc tố của Staphylococcus aureus thường gây ra các triệu chứng ngộ độc nhanh chóng như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. 

    Để ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn này, cần bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hạn chế để thực phẩm tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh.

    Cách bảo quản cơm thừa đúng cách

    Bảo quản tủ lạnh

    Đây là phương pháp nhiều bà mẹ nội trợ yêu thích nhất do tính tiện lợi mang lại. Sau khi ăn cơm xong, bạn vét tất cả lượng cơm thừa trong nồi ra một bát (hoặc một hộp), để nguội và bảo quản kín trong ngăn mát tủ lạnh.

    Với nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình sinh sản của vi khuẩn gây hại khiến cơm lâu bị hỏng hơn. Nếu như muốn sử dụng thì bạn chỉ cần lấy ra, hâm lại hoặc cho vào lò vi sóng từ 3 đến 5 phút là được. Tuy nhiên, một số lưu ý cần biết khi bảo quản với phương pháp này chính là tuyệt đối không được để cơm và thức ăn chung với nhau, hoặc để cơm bị dính thức ăn.

    Nếu cơm bị dính thức ăn thì sẽ hấp thụ hơi nước ở những món ăn để cùng, tạo điều kiện cho vi sinh vật, vi khuẩn có hại phát triển và gây ôi thiu.

    Một mẹo dân gian hồi xưa khi các thế hệ trước muốn bảo quản cơm chính là bỏ một nhúm muối vào gạo khi vo và nấu cơm.

    Một mẹo dân gian hồi xưa khi các thế hệ trước muốn bảo quản cơm chính là bỏ một nhúm muối vào gạo khi vo và nấu cơm.

    Bỏ muối vào cơm

    Một mẹo dân gian hồi xưa khi các thế hệ trước muốn bảo quản cơm chính là bỏ một nhúm muối vào gạo khi vo và nấu cơm.

    Trong muối có nhiều dưỡng chất giúp bảo quản gạo khỏi ôi thiu do khả năng ức chế vi sinh vật gây thối. Ngoài ra, do muối còn có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của enzym gây hư hỏng nên đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất thuở chưa có tủ lạnh.

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dấm sạch với tỉ lệ 2ml dấm với 1,5 kg gạo để thay muối cũng có các tác dụng tương tự.

    Để trong nồi cơm dùng chế độ giữ nhiệt

    Đây là phương pháp kéo dài thời gian trước khi ăn trong trường hợp bạn nấu cơm quá sớm. Nếu chưa vội ăn hay còn bận việc gì đó đột xuất thì hãy bảo quản cơm trong nồi và dùng chế độ giữ ấm (Warm).

    Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời và cơm chỉ có thể dùng được trước tối đa là 5 tiếng đồng hồ do cơm lúc đó sẽ hấp thụ nhiều hơi nước qua khe hở. Chính vì thế nên các bà nội trợ cũng cần cân nhắc về thời gian nấu cơm sao cho hợp lý.

    Rửa nồi cơm cẩn thận trước khi nấu sẽ bảo quản cơm được lâu hơn.Vệ sinh nồi trước khi nấu

    Đây là một trong những điểm quan trọng mà nhiều người hay bỏ qua. Các bà nội trợ nghĩ đơn giản rằng chỉ sử dụng nồi đã rửa sau khi ăn bữa trước là được những không hề biết nồi để qua đêm có nhiều vi khuẩn, hạt bụi bám vào.

    Vi khuẩn, bụi bẩn này sẽ làm cho cơm nhanh chóng bị thiu hơn, vì vậy hãy rửa lau khô nồi trước khi nấu.

    Việc cơm lâu thiu không nhất thiết là dấu hiệu của gạo chứa chất bảo quản. Nhiều yếu tố tự nhiên như loại gạo, cách nấu và khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian bảo quản cơm. Điều quan trọng là người tiêu dùng nên chọn gạo từ nguồn uy tín và bảo quản đúng cách để yên tâm về chất lượng và an toàn thực phẩm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/com-lau-thiu-co-phai-do-gao-chua-chat-bao-quan-a480959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan