+Aa-
    Zalo

    Coca Cola Việt Nam và những câu chuyện đáng buồn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Coca-Cola đang tự làm mất vị thế của mình khi liên tiếp khiến người tiêu dùng thất vọng về chất lượng.

    (ĐSPL) - Lưu hành tới 11  nhãn hiệu riêng về thức uống tại Việt Nam, nhưng Coca-Cola đang tự làm mất vị thế của mình khi liên tiếp khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng.

    Tạm dừng 13 loại nước uống của Coca Cola VN


    Ngày 1/7, ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết đã gửi công văn cho Sở Y tế 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa và Nghệ An (nơi có trụ sở của công ty Coca Cola) yêu cầu các địa phương giám sát tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm nước uống bổ sung của công ty này.

    Theo ông Chính, lý do 13 sản phẩm bị dừng lưu thông do chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho việc sản xuất thực phẩm bổ sung.

    13 sản phẩm gồm: Nước uống sữa trái cây Minute Maid Nutriboost loại hương cam, hương dâu, hương xoài; nước tăng lực nhãn hiệu Samurai hương dâu (dạng chai thủy tinh, chai PET); nước tăng lực nhãn hiệu Samurai (dạng chai thủy tinh, chai PET); nước cam có tép Minute Maid TEPPY và loại chai thủy tinh; nước uống vận động Aquarius (chai PET, lon nhôm); nước uống bổ sung khoáng Dasani; nước cam Minute Maid Splash Smooth.

    Trước đó, vào trung tuần tháng 6, đoàn thanh tra của Bộ Y tế bắt đầu thanh tra công ty Coca Cola Việt Nam trong vòng 45 ngày với các nội dung kiểm tra: Xác minh trực tiếp tại một số cơ sở phân phối các sản phẩm thực phẩm của công ty này; cơ sở cung cấp nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm.

    Chai nước cam của Coca Cola có vật lạ đỏ như máu


    Dù chưa mở nắp nhưng khách hàng phát hiện nhiều vật thể lạ màu đỏ tươi như máu trong chai nước cam của Coca Cola.

    Anh Nguyễn Văn Phương (ở Tây Hồ - Hà Nội) cho PV biết, anh mua chai nước cam Minute Maid-Teppy (sản phẩm của Công ty Coca-Cola Việt Nam) tại một siêu thị trên đường Lạc Long Quân vào ngày 1/6/2016.

    "Tôi đã mở chai ra xem và thấy những vật này rất cứng. Không hiểu đó là cái gì.” – Anh Phương nói.

    Để kiểm chứng, anh Phương tới siêu thị khác gần đó mua thêm một chai nước cam Minute Maid-Tepp và cũng thấy những vật thể màu đỏ tương tự. Anh Phương cho rằng, cơ quan chức năng cần kiểm tra và công bố thông tin về những vật thể màu đỏ cũng như chất lượng chai nước.

    Trước đó, anh Lê Thanh S. (Thanh Trì, Hà Nội) cũng phản ánh về một lốc nước cam Minute Maid -Teppy có dị vật màu đỏ bên trong. Sau khi uống chai nước này, vợ anh kêu đau bụng và đã phải vào viện kiểm tra sức khỏe.

    Trả lời PV, đại diện Công ty Coca-Cola Việt Nam cho biết, những vật thể màu đỏ là... phần lõi của trái cam được vắt trong chai nước. Theo người này, lõi cam là phần xốp ngăn giữa các múi cam, có màu trắng. Để lâu, phần này biến thành màu đỏ, vì nhẹ hơn nước nên nổi lên trên.

    "Công ty đã đăng ký đầy đủ tiêu chuẩn với Bộ Y tế. Người tiêu dùng cứ hoàn toàn yên tâm về nguồn của sản phẩm.” – Đại diện Công ty Coca-Cola nói thêm.

    Nghi án Coca-Cola trốn thuế


    Thông tin trên Trí thức trẻ, Coca Cola từng dính vào nghi án trốn thuế - chuyển giá tại Việt Nam. Rót vốn vào thị trường từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, song gần 20 năm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Coca Cola liên tục khai lỗ.

    Điều này đã giúp Coca Cola tránh được việc đóng thuế cho nhà nước sở tại. Chỉ riêng trong năm 2010, hãng này đã báo cáo lỗ 188 tỷ đồng, tương đương 8,98 triệu USD ở thị trường Việt Nam. Lũy kế, con số thua lỗ mà Coca Cola Việt Nam báo cáo lên tới 180 triệu USD trong thập kỷ vừa qua.

    Năm 2012, Cục Thuế TP.HCM cho biết từ khi thành lập (tháng 2/1994) chưa năm nào Công ty Coca Cola Việt Nam khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2004 doanh thu 728 tỉ đồng, số lỗ là 110 tỉ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỉ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỉ đồng.

    Thậm chí cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và tuyên bố Coca Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong ba năm tới.

    Khi đó, Tuổi trẻ dẫn lời ông Lê Duy Minh, trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TP.HCM cho biết, so sánh với DN nước giải khát rất nhỏ cùng ngành nghề của Việt Nam là Chương Dương năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản phẩm là soda chai và nước xá xị, doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số thuế nộp cho ngân sách lên đến 7,5 tỉ đồng.

    Thông tin trên VOV, theo các số liệu đã công bố, từ khi được thành lập tại VN vào tháng 2/1994, lũy kế tới thời điểm cuối năm 2010, Coca Cola đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu hơn 800 tỉ đồng. Năm 2011, công ty này lỗ 39 tỉ đồng và tiếp tục báo lỗ trong 2 năm 2012, 2013. Nguyên nhân thua lỗ được phía Coca Cola đưa ra là do chi phí nguyên phụ liệu nhập từ công ty mẹ có giá rất cao, chiếm tới 70 - 85\% giá vốn. Dù báo lỗ nhưng Coca Cola vẫn liên tiếp mở rộng thị phần, rót thêm hàng trăm triệu USD, khánh thành dây chuyền mới. Sau 20 năm vào VN, cho đến năm 2014 Coca Cola mới chính thức công bố có lãi và nộp thuế, nhưng con số này cũng không thấm vào đâu.

    Như vậy có thể thấy ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.

    Nhưng nhìn thấy dấu hiệu bất bình thường ở doanh nghiệp là một chuyện, còn việc đấu tranh để các DN này thừa nhận chuyển giá không phải dễ. Bởi khi thực hiện việc chuyển giá, doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, hợp đồng có giá trị pháp lý...

    Và cho dù liên tục kêu lỗ như vậy song, trong kế hoạch 3 năm tiếp theo của công ty này, Coca Cola vẫn dự kiến đầu tư thêm 300 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Điều này khiến Coca Cola không tránh khỏi nghi án chuyển giá.

    Trao đổi với báo Lao động, TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phân tích: Bình thường, một doanh nghiệp nếu 3 năm liền làm ăn thua lỗ thì chắc chắn sẽ phải đóng cửa. Nhưng Coca-Cola lại ngược lại, kinh doanh 20 năm liền tại Việt Nam tập đoàn này công bố lỗ nên trốn đóng thuế, thậm chí số lỗ của họ còn lớn hơn vốn chủ sở hữu. Dù kinh doanh ''bi đát'', doanh nghiệp này vẫn quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, nâng công suất từ 30 triệu thùng/năm lên 300-500 triệu thùng/năm.

    Coca-Cola ăn gian trọng lượng?


    Ngoài nghi án trốn thuế dậy sóng dư luận suốt thời gian qua, "ông lớn" Coca-Cola còn khiến người tiêu dùng hoang mang khi liên tiếp bị "dính phốt" kém chất lượng như sản phẩm thiếu trọng lượng, bị xì gas, rỉ nước và phát tiếng nổ lốp bốp.

    Cuối năm 2014, thông tin trên báo Đời sống & Pháp luật, thay vì nặng 350 gam như chuẩn trọng lượng của lon Coca-Cola thông thường, lon nước Coca-Cola mà anh M. (thành phố Huế) phản ánh đến báo Đời sống và Pháp luật chỉ nặng chừng 100 gam. Lon nước vẫn còn hạn sử dụng đến 03/6/2015, còn nguyên vẹn căng cứng, chưa có dấu hiệu bị xì hơi.

    Thắc mắc vì sản phẩm bị "ăn gian" trọng lượng, anh M. điện đến đường dây nóng được in trên lon nước nói trên, sau một hồi trình bày sự việc thì cuối cùng anh nhận được câu trả lời rằng "Anh muốn gì?". Liên lạc với nhà phân phối sản phẩm thì anh được phúc đáp bằng lời ngụy biện "nhà phân phối không liên quan gì đến sản phẩm không bình thường".

    Phải mất gần chục ngày sau, anh mới nhận được lời giải thích từ phía Coca-Cola, doanh nghiệp cho rằng: "Lon sản phẩm đã bị ăn mòn (oxy hóa) từ ngoài vào trong gây nên vết thủng ở đáy lon. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít nước".

    Tuy nhiên anh M. cho rằng lon nước trước khi được nhân viên mang về doanh nghiệp kiểm định, vẫn còn nguyên vẹn chứ không hề có vết thủng ở đáy lon.

    Đến nay phía Coca-Cola vẫn không có câu trả lời thỏa đáng nào cho anh M.. Việc "nhập nhèm" câu trả lời càng khiến anh M. và người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng sản phẩm của Coca-Cola.

    Nếu như anh M. chỉ phát hiện 1 lon nước bị "ăn gian trọng lượng" thì cũng thời gian này 3.000 sản phẩm của Coca Cola tại đại lý phân phối Lê Hiệp (thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị phát hiện có dấu hiệu bất thường. Trong đó, có 600 chai Sprite, gần 3.000 chai và lon Coca-Cola mặc dù hạn sử dụng đến năm 2015 nhưng có hiện tượng xì gas, rỉ nước không rõ nguyên nhân.

    Phía công ty Coca-Cola Việt Nam ngay sau khi phát hiện vụ việc đã tiến hành thu hồi những sản phẩm trên.

    Ống thuỷ tinh trong chai cam ép


    Tháng 10/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh mua một số chai nước cam ép nhãn hiệu Splash (sản xuất ngày 29/6/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011) do Chi nhánh Công ty Coca Cola Việt Nam tại Hà Nội sản xuất.

    Sau khi mang về nhà, bà Minh phát hiện có một chai Splash còn nguyên nắp, chứa rất nhiều tạp chất và đặc biệt có hai mảnh thủy tinh vỡ bên trong.

    Bà Minh đã tiến hành khởi kiện Coca Cola Việt Nam, đòi bồi thường số tiền mua một chai nước cam Spalsh vào thời điểm thanh toán, có văn bản giải thích rõ với người tiêu dùng về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện dị vật trong chai nước.

    Đồng thời, đơn vị này phải công khai xin lỗi nguyên đơn và người tiêu dùng trên năm số báo liên tiếp về việc để sản phẩm khuyết tật lưu hành trên thị trường.

    Cuối tháng 12/2015, Toà án nhân dân Tp.Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án. Tuy nhiên, phía bà Minh nguyện vọng mời luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nên đã đề nghị tòa án hoãn phiên tòa.

    AN NHIÊN (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Ống thuỷ tinh trong chai cam ép

    Tháng 10/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh mua một số chai nước cam ép nhãn hiệu Splash (sản xuất ngày 29/6/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011) do Chi nhánh Công ty Coca Cola Việt Nam tại Hà Nội sản xuất.

    Sau khi mang về nhà, bà Minh phát hiện có một chai Splash còn nguyên nắp, chứa rất nhiều tạp chất và đặc biệt có hai mảnh thủy tinh vỡ bên trong.

    Coca Cola và những lùm xùm quanh vấn đề chất lượng - Ảnh 2.

    Không chỉ có mảnh thủy tinh, chai nước cam ép của nguyên đơn còn chứa nhiều rác và tạp chất. (Ảnh: Luật Youme)

    Bà Minh đã tiến hành khởi kiện Coca Cola Việt Nam, đòi bồi thường số tiền mua một chai nước cam Spalsh vào thời điểm thanh toán, có văn bản giải thích rõ với người tiêu dùng về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện dị vật trong chai nước.

    Đồng thời, đơn vị này phải công khai xin lỗi nguyên đơn và người tiêu dùng trên năm số báo liên tiếp về việc để sản phẩm khuyết tật lưu hành trên thị trường.

    Cuối tháng 12/2015, Toà án nhân dân Tp.Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án. Tuy nhiên, phía bà Minh nguyện vọng mời luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nên đã đề nghị tòa án hoãn phiên tòa.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/coca-cola-viet-nam-va-nhung-cau-chuyen-dang-buon-a137868.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan