+Aa-
    Zalo

    Cổ phiếu VFS hạ nhiệt, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng mất 7 tỷ USD sau 1 ngày

    (ĐS&PL) - Giá cổ phiếu VFS của VinFast sau phiên 16/8 giảm 18,8% so với phiên giao dịch đầu tiên, kéo theo đó là sự sụt giảm trong khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

    Tạp chí Đầu tư tài chính dẫn thông tin từ Yahoo Finance cho biết, sau phiên giao dịch đầu tiên bùng nổ, sang đến phiên ngày 16/8, giá cổ phiếu VFS của VinFast kết phiên ở mức 30,11 USD/cổ phiếu, giảm 18,8% so với phiên giao dịch trước. Tổng lượng giao dịch đạt hơn 3 triệu đơn vị. Mức giá cao nhất của VFS trong phiên giao dịch ngày 16/8 là 30,5 USD/cổ phiếu, trong khi giá thấp nhất là 24,16 USD/cổ phiếu.

    co phieu vfs ha nhiet tai san cua ong pham nhat vuong mat 7 ty usd sau 1 ngay1
    Giá cổ phiếu VFS giảm trong phiên 16/8. Ảnh: Nhịp sống thị trường

    Sự sụt giảm này dẫn đến giá trị vốn hóa của VinFast cũng theo đó giảm từ 84 tỷ USD xuống còn 69,5 tỷ USD. Đồng thời, giá trị hiện tại của VinFast xếp sau các hãng xe lớn như BMW, Mercedes-Benz và Volkswagen chỉ sau 1 ngày vượt lên.

    Tương ứng với đà giảm của cổ phiếu VinFast, khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng cũng giảm 7 tỷ USD, xuống còn 37,5 tỷ USD, tính đến ngày 16/8 theo Forbes. Đồng thời, ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú giàu thứ 33 thế giới.

    VinFast vốn có kế hoạch IPO, nhưng đã từ bỏ kế hoạch này và chọn cách niêm yết chứng khoán thông qua sáp nhập với SPAC sau khi nhận thấy sự hứng thú của nhà đầu tư đối với các startup suy giảm trong năm qua. VinFast đã sáp nhập với Black Spade Acquisition Co., một SPAC được thành lập bởi “ông trùm” ngành casino Lawrence Ho. Vụ sáp nhập này định giá VinFast ở mức 23 tỷ USD.

    Trên thực tế, các công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng thông qua sáp nhập với SPAC chào sàn trong ở Mỹ năm nay đã chứng kiến mức giảm giá cổ phiếu trung bình 45%, trong đó có 18 công ty mất hơn 70% giá trị vốn hoá.

    Theo tạp chí Nhịp sống thị trường, ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú giàu thứ 33 thế giới và vượt qua các tỷ phú Indonesia, Thái Lan và Singapore để trở thành người giàu nhất khu vực Đông Nam Á.

    Tỷ phú thuốc lá R. Budi Hartono (Indonesia), người giàu nhất Đông Nam Á trước đó đã xuống vị trí thứ 2 với 25,9 tỷ USD. 

    Ông Micheal Hartono (Indonesia) đứng thứ 3 với 24,8 tỷ USD và ông Low Tuck Kwong (Indonesia) đứng thứ 4 với 24,5 tỷ USD.

    Ông Dhanin Chearavanont (Thái Lan) và ông Li Xiting (Singapore) đứng thứ 5 và thứ 6 với 14 tỷ USD.

    Vì tài sản của ông Phạm Nhật Vượng  tăng sau khi VinFast niêm yết tại Mỹ, tổng tài sản của các tỷ phú Việt đã nhảy vọt lên 46,3 tỷ  USD,  so với 14,5 tỷ USD trước đó.

    Trước khi cổ phiếu VFS lên sàn chứng khoán Mỹ, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 5,71 tỷ USD và xếp hạng 498 trên thế giới. 

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-phieu-vfs-ha-nhiet-tai-san-cua-ong-pham-nhat-vuong-mat-7-ty-usd-sau-1-ngay-a587066.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan