Có nên ăn bưởi sau khi uống rượu không? Đời Sống Pháp Luật
    +Aa-
    Zalo

    Có nên ăn bưởi sau khi uống rượu không?

    (ĐS&PL) - Quả bưởi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không thích hợp để ăn sau khi uống rượu.

    VnExpress dẫn thông tin từ Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, quả bưởi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như có thể dùng làm thuốc Đông y trừ phong hóa đờm, trị ho, ngừa rối loạn tiêu hóa hay phòng ngừa say xe. Loại quả này cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

    Tuy nhiên, nên cẩn trọng sử dụng quả bưởi trong một số trường hợp. Nghĩ rằng quả bưởi chứa nhiều nước và giàu vitamin C nên có thể giải rượu là hoàn toàn sai lầm.

    Trên thực tế, bưởi chứa hợp chất furanocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính ethanol trong rượu bia, gây hại đối với sức khỏe. Tốt nhất là sau khi uống rượu bia khoảng 48 giờ mới nên ăn bưởi.

    Không nên ăn bưởi sau khi uống bia rượu. Ảnh minh họa

    Không nên ăn bưởi sau khi uống bia rượu. Ảnh minh họa

    Không chỉ uống rượu bia, những người đang sử dụng một số loại thuốc cũng không nên ăn loại quả này vì nó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị ung thư.

    Một số người bệnh trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn quả bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, còn nghiêm trọng thì có thể dẫn đến đột tử.

    Hoặc là, người bệnh có lượng mỡ trong máu cao nếu sử dụng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể gây ra hiện tượng đau cơ, thậm chí dẫn tới bệnh về thận.

    Ngoài ra, có một số thành phần khi kết hợp với quả bưởi có thể gây ra tác dụng phụ, ví dụ như dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng hay Cisapride… Nếu uống một cốc nước ép bưởi với các loại thuốc có chứa thành phần này thì có thể dẫn đến tác dụng phụ trong trường hợp sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ.

    Thế nhưng, quả bưởi lại rất tốt với bệnh nhân bị đái tháo đường. Ăn bưởi có thể hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể, nhờ đó giúp giảm nỗi lo về bệnh đái tháo đường.

    Người bị bệnh đái tháo đường cũng được khuyến khích là nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với ăn 1 quả bưởi/ ngày để cải thiện tình hình bệnh.

    Do có ảnh hưởng khác nhau tới tình trạng sức khỏe như vậy, các chuyên gia khuyến cáo những người đang trong quá trình điều trị bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn bưởi nhằm tránh tác dụng phụ.

    Theo thông tin trên VTC News, người đang hút thuốc lá cũng không nên ăn bưởi bởi như đã nhắc ở trên, loại quả này chứa chất furanocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá.

    Quả bưởi vốn có tính lạnh, những người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng làm cho tình trạng thêm nghiêm trọng. Vì thế, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Người ta thường chỉ sử dụng bưởi để hạ nhiệt, tuy nhiên, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/co-nen-an-buoi-sau-khi-uong-ruou-khong-a477329.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nguyên nhân bồn cầu xả nước yếu

    Nguyên nhân bồn cầu xả nước yếu

    Bồn cầu xả nước yếu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này còn tiềm ẩn nguy cơ tắc nghẽn bồn cầu nếu không được xử lý kịp thời.

    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày