+Aa-
    Zalo

    Cô giáo Lê Thị Thúy Nga và tấm lòng trắc ẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tôi ấp ủ viết một vài dòng để chia sẻ về hình ảnh này, mà mãi cứ ngần ngừ. Trong suốt 7 năm tôi về trường cũng là 7 năm được cộng tác với cô

    Tôi ấp ủ viết một vài dòng để chia sẻ về hình ảnh này, mà mãi cứ ngần ngừ. Trong suốt 7 năm tôi về trường cũng là 7 năm được cộng tác với cô, nhà giáo Lê Thị Thúy Nga. Với cô mọi người có thể gọi bằng các danh xưng khác nhau, nhưng với riêng tôi cô là đồng nghiệp là người đi trước và là một nhà giáo đầy tâm huyết.

    Tôi sẽ kể về những ngày đầu ý tưởng xây điểm trường Lủng Chư 3 được hình thành, sau chuyến đi lên Hà Giang năm 2019 thông qua kết nối của nhóm thiện nguyện “Chung tay vì trẻ em vùng cao – quận Cầu Giấy” chúng tôi đã biết đến thông tin về điểm trường Lủng Chư 3 nằm trên địa bàn thôn Thín Ngài (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc) là một trong những thôn nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Điểm trường Lủng Chư 3 chỉ vỏn vẹn có 2 phòng học được lắp ghép bằng mái tôn dựng trực tiếp trên nền đất, không có điện, nước. Đây là nơi sinh hoạt và học tập của 80 học sinh bao gồm cả mẫu giáo, tiểu học, THCS, được chia làm 4 lớp với 3 giáo viên “cắm bản” học tập và sinh hoạt.

    Để có được điểm trường khang trang, kiến cố trên diện tích 128m2, với 2 lớp học như hiện nay là biết bao công sức của những tấm lòng nhân ái và những nghĩa cử cao đẹp của các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, các em học sinh cũng như các cơ quan, tập thể ngoài nhà trường.

    Nhưng trong suốt qua trình triển khai dự án, không hề đơn giản để có thể vận chuyển và xây dựng ở một địa điểm xa xôi, cách trở cả về mặt địa lý, và còn ít ở mặt nhân lực. Đã rất nhiều lần đôi mắt của nhà giáo đó trùng xuống, đã rất nhiều đêm đôi mắt đó không ngủ. Bên cạnh đó ngay cả chuyến đi cô cũng là người duy nhất trong đoàn ốm cả chặng đường đi. Đã nhiều lần muốn buông tay, những cuộc điện thoại trao đổi về phương án, về kết nối nhân lực.... là một người đứng ngoài lặng lẽ quan sát tôi mới thấu cái " tình" mà cô giáo đó đã dành và truyền lửa cho các con nơi biên giới vùng cao. Đây không phải chuyến đi đầu tiên nhưng có lẽ là chuyến đi khó khăn nhất vì nó kéo dài hơn 1 năm với rất nhiều tâm huyết.

    Trong suốt sáng hôm khánh thành điểm trường, tôi lục lại chỉ được có vài tấm ảnh vỏn vẹn của cô và tấm ảnh này có lẽ trong mắt tôi nó là bức ảnh đẹp nhất. Nụ cười sau khi đã hoàn thành tâm nguyện trăn trở suốt một năm, nụ cười khi thấy niềm hạnh phúc của tất cả mọi người và sự gửi gắm niềm tin yêu đã hoàn thành sứ mệnh. Khi nói chuyện với mọi người cô luôn nói về mong mỏi nếp trường mới sẽ giúp phần nào vơi bớt khó khăn cho các cô giáo trên vùng cao và đem đến một nguồn động viên to lớn của các em nhỏ nơi địa đầu biên cương xa xôi: để các em biết nói tiếng kinh, để có thể tự học con chữ thay đổi được chính cuộc đời mình giúp đỡ cho bản làng. Một bức ảnh không thể kể hết được cả quá trình, cũng không tả được hết sự vất vả và đồng lòng của tập thể cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và các em học sinh trường Dịch Vọng. Nhưng nụ cười đấy mỗi khi nhìn vào ta nhớ lại những dấu mốc đẹp trên con đường sự nghiệp làm giáo dục.  

    Linh Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-giao-le-thi-thuy-nga-va-tam-long-trac-an-a332952.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.