+Aa-
    Zalo

    Cô giáo Lê Thị Dung kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

    (ĐS&PL) - Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo Lê Thị Dung cho rằng, bản án cấp sơ thẩm có dấu hiệu oan sai và kháng cáo toàn bộ bản án.

    Ngày 12/6, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án cô giáo Lê Thị Dung (52 tuổi) nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

    Theo Người Đưa Tin pháp luật, từ rất sớm, đông gười dân có mặt trước trụ sở TAND tỉnh Nghệ An theo dõi phiên tòa qua hệ thống loa phát thanh. Các phóng viên, cơ quan báo chí được bố trí một phòng riêng để tác nghiệp.

    Tại phiên tòa phúc thẩm, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Phương Thúy có đơn xin xử vắng mặt. Luật sư Nguyễn Danh Huế cho rằng, việc bà Nguyễn Phương Thúy vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo Lê Thị Dung, nên có đề nghị Chủ tọa phiên tòa hoãn xét xử phiên tòa.

    Trong khi đó, Luật sư Trần Thị Hồng Phúc thì cho rằng, do bà Nguyễn Phương Thúy đã có lời khai cụ thể nên không nhất thiết phải hoãn phiên tòa.

    HĐXX sau đó đã vào phòng nghị án để tiến hành hội ý. Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định tiếp tục xét xử phiên tòa.

    co giao le thi dung khang cao toan bo ban an so tham dspl 1
    Bị cáo Lê Thị Dung (áo xanh) tại phiên tòa. Ảnh: Người Đưa Tin pháp luật

    VTC News dẫn lời bị cáo Dung tại phiên tòa: "Thời điểm bị cáo gửi kháng cáo bản án sơ thẩm, bị cáo chưa nhận được bản án nên tại phiên tòa phúc thẩm này, bị cáo xin kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm"

    Nữ bị cáo cho rằng, quy chế chi tiêu nội bộ được đơn vị xây dựng công khai, dân chủ, được gửi cho cấp trên giám sát và có hiệu lực thi hành, không vi phạm pháp luật.

    “Tất cả việc chi tiêu của bị cáo cho bản thân và giáo viên trong đơn vị đều hưởng như bị cáo. Khi chưa chứng minh được bị cáo vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ, các văn bản tài chính kế toán liên quan thì không thể kết tội cho bị cáo", bị cáo Dung nói.

    Bên cạnh đó, bị cáo Dung cũng cho rằng trong quá trình tố tụng có nhiều dấu hiệu oan sai.

    Trước đó, Dân Trí dẫn bản án sơ thẩm cho hay, từ ngày 1/10/2012 đến năm 2017, với vai trò Giám đốc, Bí thư Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (thời điểm này chưa sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp), bị cáo Lê Thị Dung đã xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc lập chứng từ kế toán sai, thanh toán sai quy định.

    Trong đó, năm học 2014-2015 và 2015-2016, bị cáo Dung thanh toán sai quy định số tiền hơn 44,7 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản cá nhân bị cáo.

    Việc thanh toán sai thể hiện ở các nội dung bí thư chi bộ, học cao học... đã được thanh toán nhưng bị cáo Dung vẫn quy đổi ra tiết dạy để thanh toán tiền thừa giờ cho bản thân là thanh toán trùng (thanh toán hai lần) cho cùng một nội dung.

    Bị cáo Dung bị Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Hương bị tuyên phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-giao-le-thi-dung-khang-cao-toan-bo-ban-an-so-tham-a578626.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan