Các nhà khoa học hi vọng rằng, với công nghệ in 3D con mắt sẽ giúp người khiếm thị có thể quan sát trở lại hoặc ít nhất một phần nào đó tiến gần hơn tới ánh sáng.
[presscloud]4033[/presscloud]
Theo đó, nhóm nghiên cứu đến từ đại học Minnesota, Mỹ đang hiện thực hóa công nghệ trong tương lai bằng việc in các mẫu cảm biến ánh sáng lên bề mặt hình bán cầu. Những nhà khoa học này tin rằng con mắt nhân tạo này sẽ giúp những người khiếm thị có thể quan sát trở lại hoặc ít nhất một phần nào đó tiến gần hơn tới ánh sáng.
Để có thể chế tạo ra con mắt sinh kỹ thuật, các nhà khoa học bắt đầu từ việc nghiên cứu cấu trúc của một bề mặt bán cầu thủy tinh. Sau đó, công nghệ in 3D sẽ được áp dụng để tạo 1 lớp hạt mỏng bằng bạc trước khi in những đi-ốt quang - một loại chất bán dẫn có khả năng chuyển ánh sáng thành điện năng.
Hiện tại, các kết quả của các thí nghiệm được thực hiện khá khả quan, lớp bán dẫn được in 3D chuyển đổi ánh sáng thành điện năng có hiệu quả lên tới 25%.
Nguyền Phượng (T/h)