+Aa-
    Zalo

    Chuyện rùng rợn những hài nhi lẫn trong bãi rác Núi đá mài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc tìm thấy những hài nhi lẫn trong bãi rác Núi đã mài thôn Hồng Thái xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên không quá xa lạ, và những câu chuyện đau lòng, kỳ bí mở ra.

    (ĐSPL) - Việc tìm thấy những hài nhi lẫn trong bãi rác Núi đã mài thôn Hồng Thái xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên không quá xa lạ, và những câu chuyện đau lòng, kỳ bí mở ra.

    Việc bấy lâu nay bãi rác ở khu Núi đá mài tập trung ngày một nhiều những thi thể thai nhi bị giết hại, vứt bỏ khiến cho ông tổ trưởng đội vệ sinh số 5 (gồm có 8 người) Phạm Xuân Sơn (Công nhân môi trường của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thi Thái Nguyên) kiêm thêm cái chức danh người quản trang bất đắc dĩ. Câu chuyện nhặt được thi thể hài nhi ở đây cũng đã không còn là chuyện mới.

    Nhưng phía sau những câu chuyện cảm động về tình người nơi bãi rác lại trở nên huyền bí hơn bao giờ hết, khi người dân địa phương vẫn thường xuyên rỉ tai nhau về chuyện báo ân báo oán của các hài nhi ở nơi tận cùng nỗi đau của những số phận không vẹn tròn... 

    Cào thấy thai nhi nhau còn quấn cổ, về nhà bị cấm khẩu
    Khu vực nghĩa địa, nơi an nghỉ của những “thiên thần khu bãi rác”

    Đau lòng những “thiên thần” bị vứt bỏ…!

    Chúng tôi tìm đến Khu bãi rác Đá mài ở thôn Hồng Thái (xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên) một ngày cuối năm, con đường dài và ngoằn nghèo cũng trở nên gian nan hơn trong cái rét đậm. Rồi những ngôi mộ bé nhỏ của các hài nhi vô danh, vô thừa đã bị chính bố mẹ chúng đứt ruột sinh ra vứt bỏ một cách tàn nhẫn hiện dần ra sau những tán lá rừng xanh um tùm…!

    Cách khu chứa rác thải tầm 300m, là những ngôi mộ bé nhỏ nằm bên sườn đồi, lộ rõ trong đám lá cây do các cô chú công nhân môi trường trồng cao ngang ngực người. Theo bước chân người quản trang bất đắc dĩ, chúng tôi thấy chua xót biết bao khi được nghe ông kể những mẫu chuyện về những mảnh đời bất hạnh nơi đây.

    Ông Sơn (55 tuổi) người đã có thâm niên suốt 20 năm qua làm công nhân khu bãi rác này, là người đã chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động từ tình người ở nơi chỉ có mùi xú uế và những đồ bỏ đi này.

    Câu chuyện về tình yêu của đôi vợ chồng anh Quyền (đội trưởng đội nhặt rác), chuyện thi thoảng những người nhặt rác vẫn nhặt được tiền từ trong bãi rác vào dịp cuối năm, rồi đến chuyện chính ông là người đã chứng kiến chuyện thi thể hài nhi đầu tiên vô tình được nhặt được ở đây. 

    Cào thấy thai nhi nhau còn quấn cổ, về nhà bị cấm khẩu
    Chị Th vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc đến câu chuyện nhặt được hài nhi trong bãi rác

    Ngồi trong căn nhà nhỏ của ban quản lý, ông cụ trầm ngâm: “Vào cuối năm 2002, thi thể hài nhi đầu tiên mà chúng tôi nhặt được là một bé gái, cháu bé trông bụ bẫm, trắng trẻo và khỏe mạnh lắm, nhưng lại bị 2 vết bầm tím kéo dọc về hai bên cổ. Bị bỏ trong một túi nilon màu đen và nằm lẫn với đống rác thải, thấy vậy chúng tôi bèn đưa cháu vào tắm rửa cho cháu xong thì làm lễ khâm liệm cháu, cũng ở gần khu vực nghĩa trang của các cháu bây giờ…”

    Những năm 2002-2004, số lượng các hài nhi bị bỏ rơi và được anh chị em trong khu bãi rác này nhặt được ngày một nhiều. Thấy vậy, anh chị em trong tổ vệ sinh số 5, đã có đề xuất lên công ty cho quy hoạch một khu đất nhỏ để làm nơi chôn cất những sinh linh bé nhỏ để chúng được an nghỉ.

    Mặc dù kinh phí không nhiều, nhưng anh em trong tổ ai cũng tự tâm mỗi người một ít góp lại, cùng với sự hỗ trợ của công ty nên công việc cũng nhanh chóng hoàn thành. Quý nhất là nhóm thợ do anh Ngô Văn Quyền (SN 1971, nhóm trưởng nhóm nhặt rác) mời đến đã không nhận tiền công mà chỉ xin một ít rồi mua lễ về thắp hương cho các cháu, hôm hoàn thành thì cha xứ ở đây cũng đến làm lễ siêu thoát cho các cháu.

    Những đứa trẻ bị vứt bỏ về đây, hầu như là công nhân không phát hiện được, công việc tìm kiếm cũng khó mà chủ yếu là do vô tình gặp phải. Có lần máy ủi đang ủi rác xuống thì khi nhìn ra thấy có vật lạ, khi lái xe xuống kiểm tra thì mới phát hiện ra là có xác cháu bé nằm trên đầu máy ủi, anh em lại đưa vào làm lễ tắm rửa rồi tổ chức chôn cất…

    “Đau lòng hơn là các cháu bị vứt bỏ và được các xe chở rác đưa đến đây lại đều là những cháu đã đủ tháng, nói trộm vía chứ cháu nào cũng mập mạp và rất xinh xắn…!” ông Sơn ngậm ngùi

    Ông Sơn nghẹn ngào kể: “Vào cuối tháng 12/2012, trong lúc đang đi nhặt rác, chúng tôi phát hiện ra một cháu gái. Ban đầu xe đổ rác thì thi thể cháu lúc đó bị lẫn vào với đống rác thải, anh em cào rác cứ nghĩ đó là xác một con động vật nào đó bị vứt bỏ, nhưng sau đó mới phát hiện ra là xác hài nhi. Cháu bé cũng trong tình trạng bị bóp cổ chết, nhìn thấy mà thương tâm cháu bị 2 vết bầm ở cổ và một vết đâm vào ngực…”

    Rùng mình nghe chuyện “con” xin theo về nhà và đặt tên cho con…?!

    Những mẫu chuyện đau lòng về các hài nhi nơi bãi rác, các cháu được nhặt được trong bãi rác cũng may mắn một cách kỳ lạ, có lẽ vì thế mà việc những hài nhi nhặt được trong khu bãi rác ở đây như đang được phủ lên bức màn bí ẩn về những câu chuyện ly kỳ nơi xóm nhỏ.

    Ban đầu là câu chuyện về bà Nguyễn Thị Tạo (một người sống bằng nghề nhặt rác ở trong xã), đã có nhiều lần đi nhặt rác và nhặt được thi thể các hài nhi bé nhỏ, câu chuyện tưởng như bình thường nếu như không có chuyện bà hỏi xin đưa các cháu về chôn gần nhà mình.

    Cào thấy thai nhi nhau còn quấn cổ, về nhà bị cấm khẩu
    Bãi rác Núi đá mài, nơi nhiều hài nhi Vô Danh… được tìm thấy.

    Bà Tạo kể: chính bà đã nhiều lần nhặt được xác hài nhi, nhưng sau khi tắm rửa rồi làm lễ khâm liệm cho các “con” xong. Về nhà sau mỗi đêm đó, bà liền mơ gặp các “con”, hoặc là nghe tiếng trẻ nhỏ khóc đòi theo về. Là người vốn có tấm lòng từ bi, lại thương trẻ nên đã nhiều lần bà làm đề xuất xin đưa thi thể “các con” về khu nghĩa địa trước cửa nhà chôn cất, thờ cúng và tiện đường chăm nom.

    “Tôi cũng đã đưa được 2 ngôi mộ các cháu gái về gần nhà chôn cất, rồi nhờ cha xứ làm lễ. Nhưng về sau này vì thấy có nhiều hài nhi bị bỏ rơi, nên công ty quy hoạch khu nghĩa địa, hơn nữa thủ tục xin chuyển cũng rườm rà phức tạp nên Tôi không xin được…!” bà Tạo chia sẻ.

    Có nhiều người cho rằng chính vì điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bà, hôm chúng tôi đến, cũng là hôm bà đang bị căn bệnh đau nhức xương khớp hành hạ. Qua điện thoại bà cho biết bà đã đi viện y học cổ truyền điều trị được 3 tháng nay rồi, công việc cũng không còn làm được gì nhiều, ngòai việc thi thoảng ghé về nhà chăm cháu nội và ghé thắp hương cho các hài nhi bé nhỏ.

    Rùng mình hơn khi nghe câu chuyện chị Phạm Thị Thủy kể về việc chồng mình mơ thấy nhặt được trẻ con thì ngay sáng hôm sau đi làm gặp ngay xác một cháu trai nằm trong ống quần phụ nữ nơi bãi rác.

    Còn nhớ như in: Hôm đó là vào buổi đêm ngày mùng 8/7/2012, thấy chồng ú ớ trong cơn mê, sáng ra chị Thuy gặng hỏi chuyện thì được trả lời “hình như tối qua tôi mơ thấy tiếng trẻ con gọi” rồi hôm đó anh đi làm. Chưa hết buổi thì nghe có người báo là thấy có đứa trẻ bị vứt bỏ trong bãi rác, chị liền vào, rồi tắm rửa cho cháu bé. Tắm rửa cho cháu xong, thì làm thủ tục chôn cất cẩn thận cho cháu.

    Cào thấy thai nhi nhau còn quấn cổ, về nhà bị cấm khẩu
    Ông “quản trang bất đắc dĩ” Phạm Xuân Sơn.
     
    Sau hôm đó, tôi về nằm ngủ cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh cháu trai. Nhiều hôm đi làm, tôi như nhìn đâu cũng thấy như cháu bé đang đi cùng, thậm chí đêm nằm ngủ còn mơ cháu về xin được đặt tên, rồi tôi lấy tên cho cháu là Vô Danh Thừa và ghi lên mộ.

    Còn về phần chồng tôi thì chỉ ít ngày sau, vào ngày 25/7, mặc dù đang khỏe mạnh chồng tôi sau buổi đi làm về gặp một cơn mưa rồi bị cấm khẩu rồi mất. Mãi sau này tôi mới được nghe “đồng nghiệp” nhặt rác cùng kể lại, là hôm chồng tôi cuốc được hài nhi kia, vì sợ quá mà bỏ chạy, để ông Quyền (nhóm trưởng nhóm nhặt rác) làm thay việc đưa cháu bé lên rồi làm thủ tục như thường lệ của anh chị em ở đây khi vô tình nhặt được thi thể các cháu.

    Đến hôm gia đình tôi làm lễ cúng 15 ngày cho chồng thì cháu bé có nhập hồn vào thầy cúng, mặc dù tôi không gọi có nói lời: Cảm ơn “mẹ” đã đặt đúng tên cho con, vì tên con ngoài đời là Thừa nhưng họ Võ Văn…! Sau đó chị đã phải thay đổi họ cho cháu trên ngôi mộ.

    Nhắc đến chuyện hồn ma báo ân, báo oán ở bãi rác khu Núi đã mài, ông Sơn khẳng định chắc nịch rằng: Không có chuyện báo ân, báo oán gì ở đây. Chuyện anh Văn bị cấm khẩu rồi chết là do anh ấy đi làm đúng hôm trời mưa, rồi về thì bị cảm mà chết. Còn bản thân ông Sơn là người có thâm niên làm việc lâu năm nhất, cũng là người chứng kiến việc hài nhi bị vứt bỏ đầu tiên trong khu bãi rác được tìm thấy và cũng thường xuyên túc trực ở đây, nhưng tuyệt nhiên chưa hề gặp thấy hồn ma, hay chuyện các cháu đến trêu đùa gì. Có nhiều hôm ông vẫn đi một mình vào buổi tối, lên thăm các cháu. Có một điều khiến ông cũng cảm thấy an ủi phần nào, là từ đầu năm đến nay không có cháu nào bị vứt bỏ ở khu vực này…

    Hoàng Giáp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-rung-ron-nhung-hai-nhi-lan-trong-bai-rac-nui-da-mai-a16481.html
    Tết Trung thu của oan hồn thai nhi

    Tết Trung thu của oan hồn thai nhi

    Để những oan hồn thai nhi được hưởng một Tết Trung thu như bao trẻ em cùng trang lứa, cứ đến rằm tháng tám, hàng ngàn ông bố bà mẹ đến chùa Từ Quang làm lễ cầu siêu.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tết Trung thu của oan hồn thai nhi

    Tết Trung thu của oan hồn thai nhi

    Để những oan hồn thai nhi được hưởng một Tết Trung thu như bao trẻ em cùng trang lứa, cứ đến rằm tháng tám, hàng ngàn ông bố bà mẹ đến chùa Từ Quang làm lễ cầu siêu.