(ĐSPL) - “Biết bệnh của mình, nhiều lần tôi khuyên vợ nên đi lấy chồng khác cho đỡ phải khổ, đỡ phải nghĩ ngợi nhiều nhưng vợ tôi không chịu nghe, khóc lóc nước mắt ngắn nước mắt dài…”. Anh Nguyễn Văn T., 29 tuổi, trú tại Kiến Xương, Thái Bình ngậm ngùi.
Có bệnh thì vái tứ phương
Từ khi lấy vợ cũng là lúc anh T. biết mình mắc căn bệnh “khó nói”. Hơn 4 năm qua, mỗi lần sinh hoạt vợ chồng, dù rất tập trung nhưng chưa một lần nào hai vợ chồng có được cảm thăng hoa, “lên đỉnh”.
Lấy nhau được 4 năm vẫn chưa có một mụn con, cả hai bên nội ngoại đều hối thúc hai vợ chồng đi khám. Anh T. lên bệnh viện tỉnh khám thì được các bác sĩ kết luận “cậu nhỏ” có vấn đề. Sau hai tháng điều trị “cậu nhỏ” vẫn không được cải thiện như người bình thường.
Vợ chồng anh T. bàn bạc, thống nhất cùng nhau lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương để thăm khám kỹ lưỡng và điều trị lâu dài. Tại đây bác sĩ nói “cậu nhỏ” của anh T. không có tinh trùng, khả năng có con là rất khó, việc chữa trị cũng chỉ là xác xuất may rủi.
Kiên trì chữa trị một thời gian dài vẫn không có kết quả. Hụt hẫng và thất vọng, không còn biết phả xoay sở, bấu víu vào ai, hai vợ chồng anh T. lại lặng lẽ đưa nhau về quê. Về nhà, vợ chồng anh T vừa phải đối mặt với lo lắng về bệnh tật, vừa phải chịu áp lực sinh con. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng anh chị vẫn động viên nhau cố gắng vượt qua.
Nơi quê nhà, có người nào mách về thuốc chữa hiếm muộn, dù ở bất cứ đâu cả hai vợ chồng lại dò hỏi, tìm đến tận nơi. Tuy nhiên, không biết đã dùng hết bao nhiêu thuốc Đông Nam, Tây nhưng tình hình vẫn không khả quan.“Người ta cứ mách đâu mình đến đấy, hết thuốc Đông, Nam, Tây đến những Bệnh viện lớn. Biết là tỉ lệ phần trăm thành công thấp, nhưng vẫn hi vọng, còn nước còn tát”. A T tâm sự.
A T buồn bã: “Tháng nào vợ chồng tôi cũng dành thời gian đi chùa chiền khắp để xin con, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Vợ tôi còn mua cho tôi cả rượu, các loại thuốc tăng cường tình dịch nhưng vẫn không có con”.
Bắt vợ đi lấy chồng khác
Anh T. trước đây học nghề lái xe đường dài , 22 tuổi anh kết duyên cùng chị Nguyễn Thị L quê ở Hải Dương. Từ khi lập ra đình anh T. luôn mang một nỗi mặc cảm về bản thân.
Gần đây nhất, anh T. cùng vợ đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị xuất tinh ngược, chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng. Bác sĩ bảo vợ chồng anh chị phải thụ tinh trong ống nghiệm mới có khăng năng có con. Tuy nhiên, để làm được điều này, số tiền điều trị là rất lớn.
Đã có những lúc anh có ý định bỏ cuộc, nhưng tình thương của người vợ đã gắn kết hai người với nhau. Đối với vợ chồng anh T. đứa con là niềm hi vọng của cả đại gia đình nhưng giấc mơ có con để vỗ về của anh chị vẫn chỉ là niềm mơ ước.
Vợ chồng nào mới lấy nhau cũng có giấy phút ái ân mặn nồng nhưng với anh T., chuyện sinh hoạt vợ chồng là cả một quá trình gian nan.
Khi vợ chồng gẫn gũi nhau, anh T. thường không có cảm giác. Toàn bộ các thao tác với anh chỉ là sự gượng ép của bản thân. Đôi lúc trầy trật, cố gắng lắm để mong mọi có con nhưng làm đủ mọi cách hai vợ chồng vẫn không có nổi một phút thăng hoa.
Bản thân anh T. cũng đã dành rất nhiều thời gian, tìm hiểu sách báo, hỏi những người cùng cảnh ngộ để tăng ham muốn tình dục nhưng mọi thứ đều không cái thiện là mấy.
Anh T. tâm sự: “Biết bệnh của mình, nhiều lần tôi khuyên vợ đi lấy chồng khác cho đỡ phải khổ, đỡ phải nghĩ ngợi nhưng vợ tôi không chịu nghe mà cứ nước mắt ngắn nước mắt dài. Thôi thì mình cứ biết cố gắng, được đến đâu hay đến đấy”.
Mỗi lần đi đám cưới, đám treo, có người hỏi chuyện con cái, hay có những người có những người còn cố tình trâm trọc cho là anh thế nọ thế kia, rồi sao để vợ mày lâu thế?, chưa có con là con nít cho ngồi mâm dưới. Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý, nhưng nghe những lời khiêu khích anh T lại cảm thấy muối mặt, đắng lòng.
“Làm ra tiền cũng chẳng để làm gì, ăn chơi mãi rồi cũng chán. Dù nghèo tý nhưng có con là niềm hạnh phúc lớn nhất, vừa vui cửa vui nhà, vừa là điểm tựa tinh thần lúc tuổi già”, nhìn vào khoảng không vô hình, anh T thở dài.
“Số phận đã gắn kết với nhau rồi, chồng như thế mình cũng không thể bỏ được. Dù có khó khăn đến mấy vẫn phải động viên anh ấy vẫn phải hi vọng, còn nước còn tát” - chị Nguyễn Thị L, vợ anh T.
Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, Tiến sỹ, bác sỹ Lê Lương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn cho biết: “Bệnh yếu sinh lý là khả năng hoạt động tình dục kém hoặc không thể. Mọi lứa tuổi trong độ tuổi sinh sản và hoạt động tình dục đều có thể mắc bệnh yếu sinh lý. Nhưng tuổi càng cao, tỷ lệ càng tăng.
Yếu sinh lý có nhiều nguyên nhân, khoảng 70-80\% là nguyên nhân thực thể, như Đái đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa...
Môi trường, lối sống, chỉ là yếu tố nguy cơ.
Bác sĩ Vệ khuyến cáo, các quý ông yếu sinh lý nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa khám và điều trị. Việc chẩn đoán bệnh ngay ở giai đoạn mới bắt đầu đơn giản hơn rất nhiều.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-nguoi-dan-ong-mac-benh-kho-noi-khuyen-vo-lay-chong-khac-a38717.html