Chính bản chất là nguồn tiền cho vay nên nhiều người cũng thắc mắc có thể chuyển khoản bằng thẻ tín dụng được không? Câu trả lời là: Không.
Theo quy định của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam, thẻ tín dụng không thể thực hiện chuyển khoản sang các tài khoản khác. Khách hàng chỉ có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng, mua sắm, du lịch,... và phải hoàn trả lại cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Lý do không hỗ trợ tính năng chuyển khoản bằng thẻ tín dụng là vì:
- Bản chất của thẻ tín dụng là một hình thức cho vay của ngân hàng: Mỗi thẻ tín dụng được ngân hàng cấp một hạn mức nhất định. Khách hàng sử dụng số tiền trong hạn mức này để chi tiêu mua sắm trước và hoàn trả khi đến hạn. Vậy nên, thẻ tín dụng không có tiền sẵn như thẻ ATM, do đó quý khách không thể sử dụng thẻ này cho mục đích chuyển khoản.
- Kiểm soát dư nợ: Ngân hàng không hỗ trợ tính năng chuyển khoản trên thẻ tín dụng nhằm mục đích kiểm soát tốt dư nợ, tránh tình trạng khách hàng gây nợ xấu, chi tiêu quá mức và không thể hoàn trả. Điều này sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng vay nợ trong tương lai.
- Bảo toàn chức năng thanh toán không cần đến tiền mặt: Thẻ tín dụng được phát hành với mục tiêu hỗ trợ khách hàng thanh toán mọi giao dịch một cách nhanh chóng, đơn giản, an toàn và không cần dùng đến tiền mặt. Chức năng này sẽ không được bảo toàn nếu cung cấp đồng thời với chức năng chuyển khoản.
Chuyển tiền từ thẻ ATM sang thẻ tín dụng
Chuyển qua ứng dụng Internet Banking: Hầu hết các ngân hàng đều cho phép chuyển tiền từ thẻ ATM sang thẻ tín dụng thông qua ứng dụng Internet Banking.
Tại cây ATM: Một số ngân hàng cho phép chuyển tiền tại cây ATM. Bạn cần chọn mục chuyển tiền liên tài khoản và nhập thông tin thẻ tín dụng.
Tại quầy giao dịch ngân hàng: Bạn có thể đến quầy giao dịch của ngân hàng để nhờ nhân viên hỗ trợ chuyển tiền.
Thẻ tín dụng hỗ trợ khách hàng rút tiền mặt.
Tuy nhiên, tính năng rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp bởi vì:
- Không thể rút hết hạn mức thẻ tín dụng: Số tiền chủ thẻ có thể rút tối đa dao động từ 30% - 70% hạn mức thẻ tín dụng được cấp (tùy theo quy định từng ngân hàng).
- Phí rút tiền mặt: Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tương đối cao, khoảng từ 3% - 5% tổng số tiền được rút ra. Ví dụ, quý khách rút 5 triệu đồng thì sẽ cần trả phí rút lên đến 250.000 đồng.
- Lãi suất cao: Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về mức lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, được áp dụng vào đúng thời điểm rút tiền (khoảng 20% - 40%)
- Điểm tín dụng bị ảnh hưởng: Giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng có thể khiến chủ thẻ phải gánh chịu thêm khoản nợ từ phí và lãi phát sinh. Việc này dễ dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ, khó trả hết nợ đúng hạn. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng CIC của chủ thẻ, khiến khách hàng gặp khó khăn khi vay vốn trong tương lai.