(ĐSPL) - Cứ tưởng mua tinh trùng là dễ, nhưng thực tình, chuyện khó lắm thay!
Vợ chồng tôi cưới nhau đã gần ba năm mà chưa có “cô chiêu cậu ấm” nào để tự hào với họ hàng bè bạn. Mới đây, hai vợ chồng đi kiểm tra thì tôi khỏe mạnh bình thường, còn “tinh binh” của chồng tôi lại có vấn đề. Vậy là chúng tôi bàn nhau tìm đến biện pháp thụ tinh nhân tạo. Dù không phải giọt máu của chồng nhưng tôi luôn khát khao cảm giác được làm mẹ thực thụ.
Khoa học tiến bộ nhưng người dân vẫn chưa tiệm cận được giá trị của tiến bộ. Anh minh họa. |
|
Đầu tiên, vợ chồng tôi tìm đến khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội để tìm nguồntinh trùnghiến tặng từ đơn vị hỗ trợ sinh sản tại đây. Thế nhưng, bác sỹ cho biết tin buồn là dù đã đi vào hoạt động hàng năm trời nay nhưng không có ai đến hiến tinh trùng.
Chồng tôi thì vì tự ti nên ngần ngại, đôi lần tới bệnh viện không được là nản. Tôi đành một mình mò mẫm lên mạng xã hội tìm hiểu. Thật không ngờ, có nhiều trường hợp rao bán tinh trùng táo tợn. Chàng trai tên Vinh ở trang http://bantinhtrung.blogspot.com/ đưa ra hai trường hợp để người có nhu cầu lựa chọn: Một là bơm gián tiếp giá 8-10 triệu đồng/ 2 lần bơm. Hai là thụ tinh tự nhiên bằng cách quan hệ trực tiếp, giá 6-9 triệu đồng/ 3 lần, có cam kết đến lúc sinh em bé được thì thôi.
Trong một lần khác, cũng mò mẫm qua số điện thoại trên mạng hỏi dò rồi hàng tháng trời sau đó, tôi bị làm phiền bởi một số điện thoại gạ gẫm “quan hệ trực tiếp”. Tôi nghĩ, lúc này, không phải tôi là người được cảm thông, trợ giúp nữa mà biến thành nạn nhân cho những thú tính tầm thường.
Tôi sợ, đem câu chuyện chia sẻ với chồng, chồng tôi lại cáu bẳn vô cớ: ““Bơm” trực tiếp lỡ có tình cảm với người ta thì tan cửa nát nhà”. Tôi ngẫm cũng đúng. Vậy là kế hoạch lại phá sản.
Một lần, tôi được chị bạn thân mách nước, có cậu sinh viên nọ vì khó khăn mà đồng ý hiến tinh trùng và tôi tình nguyện cảm ơn cậu ta một số tiền nho nhỏ, đương nhiên không phải quan hệ mua bán. Thế nhưng, sau khi đến bệnh viện để làm các thủ tục xét nghiệm sức khỏe và hiến tinh trùng thì cậu sinh viên sợ rồi đi biệt. Hỏi dò người bạn mãi, bạn mới nói, chàng sinh viên sợ con anh ta sau này rơi vào hoàn cảnh không ra gì, lớn lên sống không tốt, anh ta bị ám ảnh tương lai nên quyết định từ chối.
Đấy, các cơ quan chức năng đã đau đầu tìm nhiều giải pháp và luôn hướng tới sự khả quan với những gia đình hiếm muộn như chúng tôi. Nhưng cá nhân tôi thấy, việc này khó hơn lên trời. Bây giờ, đặt vé và bay là có thể “lên trời” ngay được, chứ có tiền, muốn xin tinh trùng để toại nguyện thiên chức làm mẹ không hề đơn giản.
Xem ra, rào cản là những quan niệm xã hội vẫn còn nặng nề lắm. Không biết khi nào, chúng tôi mới thực sự thỏa nguyện ước mơ làm cha làm mẹ một cách tiến bộ như khoa học đã chứng minh.
Mộc
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-kho-noi-cua-nguoi-di-mua-tinh-trung-a91400.html