+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: “Hãy trở về với Bác của chúng ta“

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Giữa tháng 4, gặp mặt đại diện Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng "chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, tiềm lực, vị thế

    Nhà báo Xuân Ba: Xin lỗi, nói vui, người ta nói lâu lâu cũng phải ốm một trận. Như anh vừa ốm dậy đấy thôi. Miễn là đừng ốm… quá thì mới biết cái chân giá trị của sự sống. Tham nhũng hoành hành, đạo đức xuống cấp có phải cơ thể Đại Việt mình đang mắc phải một đợt trọng bệnh? Trăn trở cũng chính là sự đồng cảm với tâm sự của Tổng bí thư, chủ tịch nước. Anh có thể rành rẽ thêm về khía cạnh và những sắc thái  khác nhau quanh vấn đề này?

    Nguyễn Trần Bạt: Có lẽ bây giờ chúng ta chưa lường hết hậu họa về sự sụp đổ của Liên Xô. Con người ở đâu trên thế giới cũng bấu vào chỗ nào đó để tự cân bằng. Ở phe bên này người ta bấu vào chủ nghĩa xã hội  thì phe bên kia cũng thế, để tồn tại như một lực lượng đối lập họ phải bấu vào chủ nghĩa xã hội. Cho nên, sự sụp đổ của Liên Xô làm cho cả phương Đông lẫn phương Tây đều bối rối, không còn chỗ bấu. Mọi người quên mất rằng để có được sự tồn tại một Liên Xô thì cả phương Đông, cả khối cộng sản phải lên gân. Sự lên gân quá lâu làm Liên Xô mệt mỏi và sụp đổ. Phương Tây tưởng rằng đấy là chiến thắng của họ, nhưng không phải. Phương Tây cũng rơi tự do sau khi Liên Xô sụp đổ bởi vì nó không còn đối trọng nữa.

    Tại sao chúng ta xuống cấp đạo đức? Vì người ta từng tin tưởng rằng có chủ nghĩa cộng sản, có tương lai, có lý tưởng. Nhưng bỗng nhiên người ta mất đi chỗ bấu lý tưởng ấy và rơi tự do vào khoảng chân không của đạo đức. Đạo đức là hiện tượng tinh thần xuất hiện trên nền của một lý tưởng chắc chắn. Không còn lý tưởng, không còn thần tượng và không còn chỗ nào bấu vào để nhích đến tương lai nữa thì con người rơi tự do. Sự thoái hóa về đạo đức là hiện tượng rơi tự do về tinh thần của con người.

    TBT
    Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Không ai thích thú gì kỷ luật, nhưng kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, để ai nhúng chàm thì sửa đi"

    Là một người cộng sản khá sâu sắc xét về phương diện tinh thần, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đủ năng lực để nhìn thấy tận cội rễ của sự suy thoái đạo đức và đau khổ về nó. Ông nói ra như một tiếng thở dài, nhưng thật ra nỗi đau của một nhà chính trị dựa trên nền tảng đạo đức của cả một thế kỷ đấu tranh chính trị ở bên trong ông ấy lớn hơn nhiều, thấm thía hơn nhiều so với những điều nói ra. Sẽ nguy hại thế nào nếu không còn cái để bấu víu nữa?  

    Sự suy thoái đạo đức là hệ quả tất yếu từ sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô. Phần lớn sự dao động, suy thoái hiện nay xảy ra trên thế giới là hệ quả trực tiếp và tất yếu của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Loài người tưởng rằng mình đã thoát Liên Xô nhưng không phải. Bây giờ, phương Tây mới bắt đầu thấm thía rằng đối trọng Xô Viết biến mất làm cho cả thế giới rơi tự do. Chính Donald Trump là yếu tố xuất hiện để ngăn chặn, hạn chế bớt quá trình rơi tự do của thế giới.

    Giờ đây khi mất đối trọng, nước Mỹ chợt nhân ra rằng liên kết của mình với Tây Âu chả có giá trị gì. Nước Mỹ thấy cần phải sắp đặt lại thế giới để nó hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh như là điều kiện để đảm bảo thế giới không có chiến tranh nóng. Cho nên, chúng ta vẫn còn tiếp tục phải đối mặt với sự dao động, suy thoái cho tới khi các điều kiện của một cuộc chiến tranh lạnh tái xuất hiện. Điều kiện đó là xuất hiện đối trọng của nước Mỹ.

    Anh Bạt này, hình như có vẻ anh đang thở dài tiếp một cái gì đó?

    -Nói thật, tôi để cho tình cảm theo đuổi thân phận, số phận của Đảng cộng sản Việt Nam. Tiếng thở dài của tôi trong bất kỳ thể loại báo chí nào mình từng can dự cũng là tiếng thở dài trước các mặt tiêu cực của đời sống xã hội. Tiếng cười, tiếng reo của tôi là niềm vui trước sự thắng lợi chính trị của những người cộng sản.

    Tại sao tôi lại chọn những người cộng sản để thể hiện tình cảm? Tôi nghiên cứu Đảng cộng sản và bảo vệ Đảng dựa vào vận mệnh lịch sử của nó, tôi không săn đuổi quyền lợi gì xung quanh Đảng cả. Không ai có thể xuyên tạc động cơ của tôi khi bênh vực những người cộng sản. Tôi cho rằng những người cộng sản chính là số phận của dân tộc này. Tôi có nói với một quan chức trong một cơ quan quan trọng của Đảng rằng: Cho đến hết thế kỷ này, chưa ai làm gì nổi những người Cộng sản Việt Nam.

     Vì tôi biết rõ rằng nhiệm vụ của người Việt trong thế kỷ thứ XX là giành độc lập và thống nhất dân tộc. Không thành công thì chúng ta không có dân tộc, không có đất nước như thế này. Mọi người cứ tưởng rằng việc ấy xong rồi, nhưng thật ra bây giờ cũng vẫn chưa xong. Bây giờ Đảng ta vẫn đang tiếp tục phải giải quyết vấn đề kháng chiến cũ, vấn đề của những cuộc chiến tranh cũ.

    Thống nhất đất nước là sự lắp ghép các bộ phận khác nhau của một dân tộc lại và nó đẻ ra các hậu quả chính trị hay có, dở có. Hậu quả chính trị ấy là công việc của những người lãnh đạo, của lãnh tụ. Hồ Chí Minh đã giải quyết phần việc của ông. Trải qua một số giai đoạn, bây giờ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đang phải giải quyết tiếp những vấn đề hậu chiến, những hệ quả của cuộc chi

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-nguyen-tran-bat-hay-tro-ve-voi-bac-cua-chung-ta-a273145.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.