+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia Mỹ nghi Triều Tiên tiếp tục sản xuất thêm 7 vũ khí hạt nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon, nơi ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dỡ bỏ, thực chất vẫn đang hoạt động, thậm chí được vận hành tốt.

    Dựa trên hình ảnh vệ tinh, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon, nơi ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dỡ bỏ, thực chất vẫn đang hoạt động, thậm chí được vận hành tốt.

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên vẫn đang hoạt động bình thường bất chấp cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Ảnh: CNES

    Giáo sư Siegfried Hecker của Mỹ cho biết Triều Tiên có thể đã sản xuất tới 7 vũ khí hạt nhân bằng những nguyên liệu tách rời, mặc dù chính quyền Bình Nhưỡng đã tham gia các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Washignton từ năm 2018, Reuters đưa tin ngày 12/2.

    Ông Siegfried Hecker là một trong những tác giả của bản báo cáo mà Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Standford, Mỹ vừa công công bố.

    Theo đó, hình ảnh vệ tinh từ nguồn mở về khu tổ hợp Yongbyon đã giúp các nhà khoa học đưa ra ước tính rằng, Triều Tiên có thể đã bổ sung đủ lượng plutoni và urani được làm giàu ở cấp độ cao cho việc sản xuất thêm 5-7 vũ khí hạt nhân so với mức ước tính năm 2017 là xấp xỉ 30 vũ khí.

    Washington không chắc chắn về số đầu đạn hạt nhân Triều Tiên sở hữu. Năm ngoái, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ ước tính Bình Nhưỡng có khoảng 50 đầu đạn, trong khi giới phân tích cho rằng số đầu đạn nằm trong khoảng 20 - 60.

    Ông Hecker cũng cho biết ông không ngạc nhiên trước việc Triều Tiên tiếp tục sản xuất các nguyên liệu tách rời cũng như quá trình phi hạt nhân hóa đã giảm đáng kể mối đe dọa từ quốc gia này.

    Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng nhấn mạnh sự lo ngại về việc giám sát chương trình hạt nhân của Triều Tiên. IAEA thừa nhận thông tin về chương trình này rất hạn chế và ngày càng ít đi.

    "Họ không cần thử ICBM nữa vì đã hài lòng với vũ khí này rồi. Thay vào đó, họ đang đi theo chỉ đạo của ông Kim Jong-un, đó là sản xuất hàng loạt đầu đạn hạt nhân cũng như số tên lửa cần thiết để vận chuyển các đầu đạn đó", chuyên gia Hanham nhận định.

    Triều Tiên tháo dỡ và đánh sập bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 24/5/2018. Ảnh: Reuters

    Cho đến nay, nhiều người vẫn hoài nghi về các cam kết phi hạt nhân hóa của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bao gồm lời khẳng định của ông trong thông điệp năm mới rằng trong năm 2018, rằng Triều Tiên "không còn chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và cũng không sử dụng hay phổ biến chúng".

    Các chuyên gia về chống phổ biến vũ khí hạt nhân cho rằng chiến lược của ông Kim Jong-un là âm thầm củng cố kho vũ khí của Triều Tiên trong khi xây dựng bầu không khí ngoại giao cần thiết để Bình Nhưỡng có thể né tránh các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng 7/2018 cũng nói rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất nhiên liệu cho bom hạt nhân bất chấp cam kết phi hạt nhân hóa, nhưng ông khẳng định các cuộc đàm phán với nước này đang tiến triển.

    Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội sắp tới được kỳ vọng có thể đưa ra biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

    NGUYỄN QUỲNH (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-my-nghi-trieu-tien-tiep-tuc-san-xuat-them-7-vu-khi-hat-nhan-a262721.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan