+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia giải đáp: Nhóm máu B có hiếm không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hỏi: “Chào bác sĩ! Bác sĩ ơi nhóm máu B có hiếm không ạ? Vì sao nhóm máu B lại là nhóm máu hiếm và người nhóm máu B dễ mắc bệnh gì ạ?

    Hỏi: “Chào bác sĩ! Bác sĩ ơi nhóm máu B có hiếm không ạ? Vì sao nhóm máu B lại là nhóm máu hiếm và người nhóm máu B dễ mắc bệnh gì ạ? Rất mong bác sĩ giải đáp ạ. Cảm ơn bác sĩ!”. Đỗ Việt T (25 tuổi – Hà Nam). Email: dot***@gmail.com

    Đáp: Chào bạn T! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về thư mục tư vấn trực tuyến của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

    Nhóm máu B có hiếm không?

    Nhóm máu B có hiếm. Việc vì sao nhóm máu B hiếm sẽ được giải thích qua nội dung dưới đây:

    Hiện nay, có rất nhiều cách để phận loại nhóm máu. Tuy nhiên, nhóm máu được phận loại với 2 cách phổ biến đó là hệ thống máu ABO và nhóm máu Rh.

    Hệ thống máu ABO gồm có 4 nhóm máu đó là: A, B, O, AB. Cơ sở để có thể phân loại nhóm máu ABO đó là dựa vào sự có mặt và không có mặt của các kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu. Điều này được lý giải như sau: Trong hồng cầu của người nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A, nhóm máu B sẽ có kháng B, nhóm máu AB sẽ có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B, nhóm máu O sẽ không có sự hiện diện của hai kháng nguyên A,B này.

    Hơn nữa, nhóm máu cũng được chia dự trên hệ thống Rh. Đây cũng là hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong truyền máu. Tương tự cách phân chia của nhóm máu ABO, hệ thống nhóm máu Rh được chia làm 2 loại đó là Rh+ và Rh-. Hệ thống nhóm máu này được phân chia dựa trên sự có hay vắng mặt của kháng nguyên Rh trên hồng cầu.

    Với cách phân loại của hai hệ thống nhóm máu trên, nhóm máu B khá hiếm, không còn phụ thuộc vào sự có hay vắng mặt của kháng nguyên Rb trên hồng cầu.

    Nhóm máu B được chia thành hai loại đó là B+ và B-. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm máu trên số dân được tìm thấy lần lượt như sau:

    • O+: 37,4%

    • O-: 6,6%

    • A+: 35,7%

    • A-: 6,3%

    • B+: 8,5%

    • B-: 1,5%

    • AB+: 3,4%

    • AB-: 0,6%

    Tỷ lệ này có thể thay đổi về chủng tộc, đặc điểm sắc tộc của các quốc gia. Chẳng hạn như: tỷ lệ nhóm máu B ở người da trắng sẽ cao hơn so với người da màu. Tuy nhiên, sự khác biệt này thường sẽ không có rõ rệt lắm.

    Như vậy, theo tỷ lệ nhóm máu ở trên, ta có thể thấy rằng nhóm máu B- chỉ chiếm 1,5% dân số. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 1000 người thì chỉ có 15 người có nhóm máu B-. Và đây là nhóm máu hiếm thứ hai chỉ đứng sau nhóm máu AB-. Vì thế, nếu trong trường hợp người nhóm máu B- chẳng may phài truyền máu cấp cứu thì chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu B- hoặc O- mà thôi.

    Người có nhóm máu B dễ mắc bệnh gì?

    Người nhóm máu B rất dễ mắc phải một số bệnh dưới đây:

    + Sâu răng

    Người thuộc nhóm máu B thường gặp phải các vấn đề về răng, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng có rất nhiều nguyên nhân gây nên, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn phá cấu trúc răng. 

    Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới đau răng, rụng răng, nhiễm trùng,...ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, bệnh sâu răng vẫn là bệnh thường gặp nhiều nhất trên thế thới và những người thuộc nhóm máu B là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng.

    + Ung thư

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, người nhóm máu B rất dễ mắc ung thư, như: ung thư vú, ung ưng tụy, ung thư bạch cầu,...

    + Hạ đường huyết

    Người nhóm máu B rất dễ bị hạ đường huyết. Chính vì vậy, để có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng, người nhóm máu B nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm như: trứng, cá, rau quả. Không nên ăn các loại thực phẩm như: ngũ cốc, lạc vừng,...Vì chúng có thể dẫn tới tình trạng ứ dịch mệt mỏi, hạ đường huyết. 

    Ngoài ra, hãy luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học để có một sức khỏe tốt nhé.

    + Bệnh tim

    Theo nghiên cứu, người có nhóm máu O thường có nguy có mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với các nhóm máu khác. Và nhóm máu AB, B có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với các nhóm máu khác. Bởi, hai nhóm máu này có nguy cơ rơi vào tình trạng viêm cao.

    Ngoài ra, người nhóm máu B nên tránh các loại thực phẩm như: thịt, hoa quả và rau, ngũ cốc và các loại đậu, cà chua,...để duy trì sức khỏe tốt nhất.

    Bạn T thân mến! Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi nhóm máu B có hiếm không, cũng như các bệnh mà người nhóm máu B dễ gặp phải từ đó phòng tránh, có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.

    Để tham khảo thêm thông tin nhóm máu B có hiếm không. Và được các chuyên gia đầu ngành giải đáp mọi thắc mắc. Bạn hãy để lại số điện thoại ngay dưới bài viết này (thông tin được bảo mật), chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ với bạn. Hoặc gửi câu hỏi trực tiếp về thư mục tư vấn trực tuyến ngay TẠI ĐÂY hoặc số hotline tư vấn của bác sỹ trực 03.59.56.52.52 – Website: dakhoahanoi.vn .

    Nguyễn Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-giai-dap-nhom-mau-b-co-hiem-khong-a287986.html
    “Chẩn bệnh” theo nhóm máu

    “Chẩn bệnh” theo nhóm máu

    Những người cùng chung nhóm máu có nguy cơ giống nhau đối với nhiều loại bệnh, cụ thể là một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tăng độ nhạy cảm và kết cục xấu hơn...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Chẩn bệnh” theo nhóm máu

    “Chẩn bệnh” theo nhóm máu

    Những người cùng chung nhóm máu có nguy cơ giống nhau đối với nhiều loại bệnh, cụ thể là một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tăng độ nhạy cảm và kết cục xấu hơn...