+Aa-
    Zalo

    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được "trứng vàng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đống phế liệu được mua với giá 14 nghìn USD bỗng chốc có giá hàng chục triệu đô, khi một người thu mua đồ cũ ngẫu nhiên phát hiện "trứng vàng" Faberge.

    (ĐSPL) - Đống phế liệu được mua với giá 14 nghìn USD bỗng chốc có giá hàng chục triệu đô, khi một người thu mua đồ cũ ngẫu nhiên phát hiện "trứng vàng" Faberge.
    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được

    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được "trứng vàng"

    Người đàn ông giấu tên này đến từ vùng Trung Tây nước Mỹ và đã lâm vào tình cảnh túng quẫn kéo dài. Vì thế ông ta định nung chảy một quả trứng bằng vàng, với hy vọng nó sẽ đem lại cho ông một khoản tiền "còm" khoảng 500 USD.
    Kết quả của một đêm không ngủ và tuyệt vọng
    Thế rồi, vào một đêm trong cơn tuyệt vọng hồi năm ngoái, ông đã gõ từ “egg” và từ "Vacheron Constantin" (một cái tên khác được khắc trên chiếc đồng hồ bên trong quả trứng) lên trang tìm kiếm google. Kết quả tìm kiếm là một bài viết năm 2011 của tờ Daily Telegraph (Anh). Bài báo nói về một cuộc "tìm kiếm điên cuồng" quả trứng Phục sinh thứ 3 của Sa hoàng, được hãng Faberge chế tạo riêng cho Hoàng tộc Nga, và ước tính trị giá lên tới 20 triệu bảng Anh (33 triệu USD).
    Sau khi đọc bài báo, ông này đã bỏ ngay ý định nung chảy quả trứng, vì biết đâu quả trứng đó lại chính là quả trứng trong "câu truyện cổ tích" mà ông vừa đọc. Ông ta đã bảo quản kỹ lưỡng quả trứng vốn có vài vết xước, khi ông tìm cách xác định nó có thật được làm bằng vàng hay không.
    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được

    Quả trứng này có vài vết xước, khi người mua phế liệu tìm cách xác định nó có thật được làm bằng vàng hay không.

    Người đàn ông này sau đó đã liên lạc với chuyên gia về Faberge, Kieran McCarthy, và bay đến London để thăm nơi làm việc của McCarthy. Đó là công ty kim hoàn Wartski ở Mayfair, nơi quả trứng sẽ được trưng bày công khai là lần thứ hai, từ  ngày 14 đến ngày 17/4/2014.
    McCarthy cho biết ông đã không được báo trước về chuyến thăm này. Ông kể lại: "Một người đàn ông mặc quần jean và áo sơ mi kẻ sọc bước vào và có vẻ sợ hãi đến mức không thể nói ra lời. Ông ấy cho tôi xem một loạt các bức ảnh, trong đó có quả trứng vàng Faberge - Chén Thánh của nghệ thuật và cổ vật".
    "Mặc dù không được tận tay sờ vào quả trứng ấy, nhưng tôi cảm thấy toàn thân rạo rực”, McCarthy cho biết. Ông đã đáp máy bay đến nhà của người đàn ông đó để xem quả trứng thật và xác nhận: Nó chính là Quả trứng Phục sinh thứ ba của Sa hoàng.
    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được

    Chuyên gia McCarthy cho biết: Đây chính là Quả trứng Phục sinh thứ ba của Sa hoàng.

    McCarthy cho biết người đàn ông đó đã đánh giá quá cao giá trị nguyên liệu của quả trứng, nhưng lại đánh giá quá thấp giá trị của nó như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng quí báu. Ông nói: "Người đàn ông này không xem quả trứng đó như một tác phẩm nghệ thuật. Ông ta thấy đẹp và đã mua nó với giá phế liệu. Ông ta mua rồi để  bán lại...".
    Theo chuyên gia McCarthy, người đàn ông tìm thấy quả trứng vàng Faberge này am hiểu nghệ thuật và đồ cổ, vì thế ông ta không biết gì về giá trị thực của nó. Ông ấy không ngờ mình đang sở hữu một trong những quả trứng vàng vô cùng quí giá. Vì thế, sau khi đọc  bài báo của Daily Telegraph , ông này "dường như phát điên: không ăn, không ngủ và không thể nghĩ đến bất cứ một điều gì khác".
    "Chén Thánh của nghệ thuật và cổ vật”
    Mãi đến năm 1916, khi Sa hoàng bị lật đổ, công ty kim hoàn Carl Faberge mới chế tác xong 50 quả trứng Phục sinh, mỗi quả trứng được làm thủ công trong vòng một hoặc nhiều năm. Theo Faberge, những quả trứng này được chế tạo thủ công vô cùng tinh xảo, hoàn toàn bí mật bất ngờ.
    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được

    Đây chính là món quà trong lễ Phục Sinh mà Sa hoàng Alexander III tặng Hoàng hậu Maria Feodorovna.

    Quả trứng suýt bị đem ra nung chảy ở Mỹ đúng là quả trứng Phục sinh thứ ba, được làm thủ công vào năm 1887, là món quà trong lễ Phục Sinh mà Sa hoàng Alexander III tặng Hoàng hậu Maria Feodorovna . Quả trứng dài 8,2 cm, được làm bằng vàng nguyên chất, có bệ đỡ hình chân sư tử. Xung quanh quả trứng có đính ba viên ngọc bích và một viên kim cương như là một nút mở để lộ ra chiếc đồng hồ Vacheron Constantin ở bên trong.
    Quả trứng này được cho là đã bị mất sau khi chính quyền Liên Xô liệt kê nó vào danh sách các vật dụng bị bán năm 1922, như một phần trong chính sách “đổi kho báu lấy máy móc”. Nhưng năm 2011, các nhà nghiên cứu về những quả trứng Faberge đã nhận ra quả trứng vàng  này, khi hình ảnh của nó xuất hiện trong một danh mục ở một cửa hàng bán đấu giá năm 1964, làm sống lại hy vọng về bài báo của Daily Telegraph.
    Chuyện cổ tích thời nay: Buôn phế liệu, bắt được
    Một số trong số 50 Quả trứng Phục sinh mà hãng Faberge đã chế tác cho các ông hoàng bà chúa trước Cách mạng tháng mười Nga.
    Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, 42 quả trứng Faberge được đưa vào các viện bảo tàng cũng như một số bộ sưu tập đồ cổ tư nhân. Tám quả còn lại, trong đó có quả trứng Phục sinh thứ ba, được cho là đã bị mất. Hai trong số tám quả vẫn tồn tại, mặc dù chúng ở đâu vẫn còn là điều bí ẩn. Theo chuyên gia McCarthy, 5 quả khác đã gần như chắc chắn bị phá hủy.
    Quả trứng Phục sinh thứ ba này đã được một nhà sưu tập tư nhân mua và đã được trưng bày  ở Wartski trước khi nó biến mất hoàn toàn.
    Mai Lan (theo CNN)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-co-tich-thoi-nay-buon-phe-lieu-bat-duoc-trung-vang-a26532.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.