Trong hai vụ án, một giết người chặt xác vừa phát hiện hôm 1/10, một bắt cóc con tin khiến đặc nhiệm phải nổ súng giải cứu hồi tháng 8 năm nay, có nhiều nét tương đồng trong mối quan hệ khá nhùng nhằng của 3 người trong cuộc.
Hung thủ vụ án mới phát hiệt và vụ bắt có hồi tháng 8 đều có quan hệ nhùng nhằng với nạn nhân giống nhau tên Tuấn. |
Trong vụ án vừa phát hiện, nạn nhân là bà H. đang sống cùng ông Th. như vợ chồng hơn 1 năm qua bỗng “già nhân ngãi” với hung thủ Tuấn, vốn là anh ruột của ông Th. Trình báo với cơ quan chức năng, ông Th. có đề cập chi tiết sau khi mối quan hệ “non vợ chồng” giữa bà H. và hung thủ Tuấn được xác lập khoảng giữa năm 2013, thì bản thân ông Th. muốn gần gũi với bà H. là phải trả tiền (?!).
Trong vụ án bắt cóc con tin ở Q.12 hồi tháng 8/2014, nạn nhân là bà Chi, cũng “bắt cá hai tay” vừa chồng vừa hung thủ bắt cóc, một kẻ nhỏ hơn 10 tuổi tên Lê Văn Tuấn. Chồng bà Chi, dù biết cớ sự, theo lời ông này trình báo cùng cơ quan chức năng, còn tự nguyện chở vợ đến phòng trọ của Tuấn, còn nuôi cả con của Tuấn.
Ở hai vụ án, nạn nhân điều là phụ nữ nhiều tuổi, có 3 con, làm nghề cho vay thu lãi. Ở cả hai vụ án, hung thủ đều tên Tuấn, đều từng có tiền án, điều nghiện ma túy và đều có con riêng, giống nhau đến cả chuyện vợ bỏ đi.
Vụ bắt cóc con tin hồi tháng 8 ở quận 12 khiến đặc nhiệm phải vào cuộc, gây xôn xao dư luận. |
Chồng bà Chi ở vụ án bắt cóc con tin từng trần tình với giới ký giả về hành vi khó hiểu của mình, rằng ông bất chấp dư luận nghĩ mình ra sao bởi chỉ muốn giữ một mái ấm, một gia đình để các con có một tổ ấm mà trưởng thành như bao đứa trẻ khác.
Với ông Th. trong vụ án giết người chặt xác, bị anh trai đuổi đi thì cũng đi, bị bà H. phản bội cũng ráng không làm lớn chuyện, bị ép chạy xe ôm đóng tiền hằng ngày cũng ráng tuân thủ, đến giờ ông Th. chưa thể trần tình điều này và cũng khiến nhiều người khó hiểu.
“Chuyện 3 người”, nếu chỉ dừng lại là tựa đề một nhạc phẩm, sẽ khiến dư luận đồng tình chia sẻ, song nếu trở thành nguyên nhân của hai vụ án, mà đặc biệt là vụ giết người chặt xác, sẽ khiến dư luận ghê sợ.
Nếu những người trong cuộc, một chút thôi, nghĩ đến con cái như chồng bà Chi, có lẽ sự việc sẽ không có kết quả tồi tệ kẻ mất mạng, kẻ ngồi tù. Câu hỏi còn lại ở cả hai vụ án: Con cái những người trong cuộc sẽ tiếp tục sống thế nào?
Chồng bà Chi, người cắn răn chịu đựng bà vợ trái nết, nói với ký giả ngay sau vụ việc rằng các con của ông sẽ khó mà sống bình thường được bởi vụ việc đổ bể, thiên hạ ai cũng biết bố mẹ chúng gặp phải chuyện gì, từng sống ra sao.
Gia đình luôn là tế bào của xã hội. |
Thật không thừa khi nhắc lại câu nói “gia đình là tế bào xã hội”. Cũng không phải là thừa khi nhắc thêm với các bậc phụ huynh rằng con cái chỉ có thể tự tin trưởng thành khi chúng tự hào về bố mẹ của mình.
Có khi nào các bậc phụ huynh tự hỏi: Sau khi ta mất thì làm thế nào để mọi người biết ta từng tồn tại trên cõi đời này? Xin thưa, nếu không phải là một vĩ nhân có công trình gì đó để đời, thì thông qua con cái của mình, người đời sẽ biết ta từng hiện diện trên trái đất này.
Bởi đạo lý đơn giản ấy, xin các bậc phụ huynh hãy luôn nghĩ về con cái của mình.