+Aa-
    Zalo

    Chùm ảnh: Hà Nội bất đắc dĩ hóa "Sapa thu nhỏ" vì sương mù giăng kín lối

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ảnh hưởng từ thời tiết lạnh và chất lượng không khí ở mức báo động khiến Hà Nội chìm trong sương mù dầy đặc.

    Ảnh hưởng từ thời tiết lạnh và chất lượng không khí ở mức báo động khiến Hà Nội chìm trong sương mù dầy đặc.

    Trong sáng 22/1, theo ghi nhận của PV, nhiều khu vực của Hà Nội vẫn chìm trong sương mù dày đặc. Số liệu từ ứng dụng quan trắc không khí Pam Air cho thấy chỉ số đo chất lượng không khí AQI ở Thủ đô ở mức rất xấu, gây nguy hại cho sức khoẻ. 

    Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết những ngày qua miền Bắc đang bước vào giai đoạn không khí lạnh suy yếu, gió lặng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên ô nhiễm không khí tái diễn: "Trời lặng gió khiến bụi bẩn không thể khuyếch tán lên cao và bị giữ lại sát mặt đất, chất lượng không khí bị ảnh hưởng nặng", ông Tùng nói.

    "Theo thống kê tại một số cơ sở y tế, số người vào khám về hô hấp gần đây tăng 20%. Vì vậy, theo ý kiến cá nhân của tôi, người dân cần cân nhắc mỗi khi đi ra ngoài. Chỉ cần đứng ở một điểm tắc đường nào đó một lúc thôi là cũng đã hít rất nhiều khói bụi vào phổi rồi", ông Tùng đưa ra khuyến cáo.

    Nói thêm về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Hà Nội, ông Tùng đưa ra các nguyên nhân mang tính gốc rễ như việc số lượng xe máy ngày càng tăng, các công trình xây dựng gây bụi bẩn, người dân đốt rác bừa bãi: "Cần phải khắc phục mỗi thứ một chút thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm", nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường nói.

    Nhiều toà nhà cao tầng "chìm nghỉm" đằng sau lớp sương mù dầy đặc. 

    Trong buổi sáng, nhiều phương tiện phải bật đèn khi di chuyển trên cầu Nhật Tân vì tầm nhìn bị hạn chế.

    Từ trên cầu nhìn xuống sông Hồng chỉ thấy khung cảnh lờ mờ, tầm nhìn bị thu hẹp. 

    Đến 10h ngày 22/1, theo Cổng thông tin Quan tắc Môi trường Hà Nội, chỉ số đo chất lượng không khí AQI ở nhiều điểm đang ở mức từ 151-200 (mức báo động đỏ). Ở mức này, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    Thời tiết là yếu tố cộng hưởng gây ô nhiễm không khí gia tăng tại Hà Nội.

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong những ngày ô nhiễm không khí, người dân khi ra ngoài cần đeo khẩu trang đúng quy chuẩn để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chum-anh-ha-noi-bat-dac-di-hoa-sapa-thu-nho-vi-suong-mu-giang-kin-loi-a353552.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan