+Aa-
    Zalo

    Chuẩn bị thành lập công ty 2021 bạn nên biết những quy định gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thành lập công ty - Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của mỗi cá nhân/nhóm khởi nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh. Bạn muốn khởi nghiệp? Bạn muốn thành lập thêm công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh khác? Hãy tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị thành lập công ty được chúng tôi chia sẻ.

    Thành lập công ty không giống như các thủ tục hành chính đơn thuần khác mà là cả một quá trình thực hiện mà người khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành. Do đó, nếu chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là một thiệt thòi cho những doanh chủ trong tương lai trên con dường khởi nghiệp. Mặc dù thủ tục thành lập công ty ngày càng đơn giản giúp hỗ trợ tối đa việc doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, khi thành lập công ty nếu bạn không được tư vấn đầy đủ và dự liệu các thủ tục pháp lý phát sinh sẽ có thể gặp những khó khăn trong quá trình hoạt động sau khi công ty được ra đời.

    bai 2

    Để thành lập công ty, bạn chỉ cần chuẩn bị duy nhất là Bản sao công Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty và cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

    Thứ nhất, lưu ý về loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn một trong 5 (năm) loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế thì có 3  loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Trên thực tế, sự khác nhau lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty TNHH là công ty cổ phần có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán do đó số lượng cổ đông tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người, danh sách thành viên xuất hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Thứ hai, lưu ý về trụ sở. Theo quy định pháp luật hiện hành, trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư. Lý do vì nhà chung cư, tập thể mục đích sử dụng để ở và diện tích đất là sử dụng chung không phải sử dụng riêng của doanh nghiệp. Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp. Ngoài ra địa chỉ công ty được ghi nhận trên hóa đơn điện tử, thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin đăng ký chữ ký số điện tử,...Do đó việc phải thay đổi đăng ký kinh doanh liên quan đến địa chỉ trụ sở là điều các doanh nghiệp rất hạn chế thực hiện.

    Thứ ba, lưu ý về đặt tên công ty. Tên công ty phải bao gồm loại hình và tên riêng. Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được. Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố của nổi tiếng hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

    Thứ tư, lưu ý về kê khai, đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn là doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế). Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.

    Thứ năm, lưu ý về ngành, nghề kinh doanh. Hiện nay doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty. Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.

    Năm 2021 đánh dấu một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Thế giới bởi đại dịch Covid 19. Nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ hội mới này, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động kịp thời nhằm khuyến khích doanh nghiệp không ngại khó khởi nghiệp trong năm 2021.

    Cụ thể, toàn bộ công ty thành lập mới trong năm 2021 (được cấp mã số thuế/mã số doanh nghiệp mới) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12). Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

    Và trước đại dịch Covid 19, nhiều Phòng đăng ký kinh doanh tại các tỉnh thành trong cả nước đã giảm thiếu tối đa việc đi lại của doanh nghiệp mới thành lập bằng cách áp dụng việc nộp hồ sơ điện tử và trả kết quả tại nhà để nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Và sau thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, hệ thống sẽ gởi email thông báo về tính hợp lệ/không hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Tiện ích này cũng giúp cho các đơn vị tư vấn thành lập công ty giá rẻ đưa được mức chi phí cạnh tranh hơn nữa, phù hợp với yêu cầu của khách hàng trong việc giảm thiểu chi phí.

    Trên đây là những lưu ý khi chuẩn bị thành lập công ty năm 2021. Bạn muốn khởi nghiệp, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, Luật Trí Nam với 15 năm kinh nghiệm tư vấn doanh nghiệp với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn chuyên sâu sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, đảm bảo uy tín, nhanh gọn, chi phí hợp lý. Dịch vụ thành lập công ty sẽ không chỉ giúp chủ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nhanh gọn mà chúng tôi còn hỗ trợ thủ tục khai thuế, hóa đơn, hướng dẫn thực hiện các công việc sau thành lập để doanh nghiệp hoạt động trơn chu. Chi phí thành lập công ty trọn gói chỉ từ 1.000.000đ chắc chắn là lựa chọn phù hợp cho các bạn. Vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay

    CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

    Điện thoại: 0934.345.745  Email: [email protected]

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuan-bi-thanh-lap-cong-ty-2021-ban-nen-biet-nhung-quy-dinh-gi-a506868.html
    Đăng ký thành lập công ty sau bao lâu được cấp mã số thuế?

    Đăng ký thành lập công ty sau bao lâu được cấp mã số thuế?

    Mã số thuế công ty là thông tin quan trọng, thời điểm cấp mã số thuế là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động, cũng là thời điểm phát sinh các nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Vậy quy trình cấp mã số thuế khi đăng ký thành lập công ty như thế nào?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đăng ký thành lập công ty sau bao lâu được cấp mã số thuế?

    Đăng ký thành lập công ty sau bao lâu được cấp mã số thuế?

    Mã số thuế công ty là thông tin quan trọng, thời điểm cấp mã số thuế là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động, cũng là thời điểm phát sinh các nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Vậy quy trình cấp mã số thuế khi đăng ký thành lập công ty như thế nào?