+Aa-
    Zalo

    Chữa dứt điểm bệnh trĩ như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trĩ là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện, nhưng hầu hết bệnh nhân chỉ đến bác sỹ khi bệnh đã tiến triển nặng và cấp tính.

    Trĩ là bệnh do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết, bao gồm ba loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. 
    Đây là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện, nhưng hầu hết bệnh nhân chỉ đến bác sỹ khi bệnh đã tiến triển nặng  và cấp tính. Lúc này, giải pháp bắt buộc là phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

    Điều trị ngoại khoa chưa phải là giải pháp tối ưu trong mọi trường hợp
    Ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn 1 và 2), khi búi trĩ còn nhỏ thì giải pháp tốt cho  người bệnh là điều trị nội khoa . Bệnh nhân được điều trị bằng dùng thuốc kết hợp với sử dụng thực phẩm chức năng , chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tới giai đoạn nặng (giai đoạn 4), búi trĩ sa ra ngoài, không tự thụt lên được mà phải dùng tay ấn vào, có các biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn gây đau đớn và nguy hiểm thì bác sỹ buộc phải phẫu thuật để giải quyết nhanh tình trạng bệnh và các biến chứng nguy hiểm.
    Khoa học ngày càng tiến bộ đem đến nhiều thủ thuật và phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ. Các bác sỹ có thể gây tê tại chỗ rồi cắt bỏ búi trĩ, thắt búi trĩ nhằm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, dùng tia laser để đốt cháy mô trĩ, chích chất làm xơ hóa búi trĩ… 
    Tuy nhiên, theo các bác sỹ, việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ có đạt hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tình trạng bệnh, phương pháp và tay nghề của bác sỹ. Hầu hết các bệnh nhân đều nghĩ, khi phẫu thuật cắt trĩ, búi trĩ sẽ không “mọc” lại nữa. Trên thực tế, tỷ lệ tái phát vẫn xảy ra,
    Một nhược điểm nữa của phương pháp này là gây đau đớn, cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Vết mổ được tiến hành ở khu vực rất nhạy cảm, nhiều mạch máu, dễ nhiễm khuẩn và phải “sử dụng” hàng ngày nên sẽ gây khó khăn, đau đớn cho bệnh nhân mỗi lần đi vệ sinh. . Nghiêm trọng hơn, rủi ro làm hư hỏng cơ vòng hậu môn có thể sảy ra. Kết quả, bệnh nhân không chỉ đau đớn mà còn có thể mất khả năng kiểm soát việc đại tiện.
    Biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật là gây hẹp hậu môn. Tình trạng này khiến hậu môn  không  thể  mở  ra  hết  để  tống  phân  ra  ngoài. Nếu hẹp nặng phải dùng đến phẫu thuật để tạo hình lại hậu môn.

    Làm sao để tránh tái phát?
    Phẫu thuật là giải pháp bắt buộc khi tình trạng bệnh trĩ ở cấp độ nặng kèm theo những biến chứng cấp tính. Tuy nhiên, sau khi cắt, nếu bạn ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, vệ sinh vùng sinh môn không tốt và không có giải pháp gia tăng sức khỏe tĩnh mạch thì bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Theo Bác sĩ Hoàng Chính- Bệnh viện Trí Đức Hà Nội và Bác sĩ Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ y tế thì để tránh tái phát, bạn nên:
    - Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh ít mắc bệnh trĩ hơn so với người có chế độ ăn nhiều chất béo và đường tinh chế. Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và giảm uống bia, rượu.
    -         Tránh đứng lâu và nâng vật nặng vì cả hai trạng thái  này đều làm tăng áp lực ổ bụng, có thể dẫn đến tái phát bệnh trĩ.
    -         Chữa trị triệt để bệnh ho và hen suyễn: Ho và hen suyễn kéo dài làm tăng áp lực trong ổ bụng, xương chậu và tác động đến niêm mạc trực tràng.
    -         Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hỗ trợ việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
    -         Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi nhiều, hãy đứng dậy thường xuyên nhằm giảm bớt áp lực lên vùng trực tràng.
    -         Duy trì trọng lượng khỏe mạnh để không gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng.
    -         Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… làm tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
    -         Dùng thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
    Video tư vấn cách chữa trị bệnh trĩ

    MOTAPHAN – Giải pháp cho người bệnh trĩ

     THÀNH PHẦN: Rutin, Ginkgo biloba, Horse chestnut, Diosmin, Bilberry, Houttuynia cordata Thund, Vitamin C, Vitamin 


    - Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và giúp phòng ngừa bệnh trĩ.CÔNG DỤNG :

    - Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ và các biến chứng xuất huyết của bệnh trĩ ( sa trực tràng, nứt hậu môn )

    - Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón

    - Giúp bảo vệ và tăng sức bền tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

    ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG :

    - Người bị trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, chảy máu do trĩ, đau rát hậu môn.

    - Người bị táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ

    - Người mong muốn giảm tái phát trĩ sau phẫu thuật.

    CÁCH DÙNG :

    - Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ : 2 viên/lần, ngày 2-3 lần, dùng liên tục trong 1 tháng.

    - Phòng ngừa bệnh trĩ và táo bón, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa : 1 viên/lần, ngày 2-3 lần

    Nên sử dụng liên tục 2 -3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ

    Lưu ý : Hạn chế uống rượu bía, thức ăn cay, nóng.

    Điện thoại tư vấn:  MIỀN BẮC : 04.33911.999 – MIỀN NAM : 08.6264.6758

                     NHÀ SẢN XUẤT : CÔNG TY DƯỢC KHOA - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

                                     Địa chỉ : 13 -15 - Lê Thánh Tông - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chua-dut-diem-benh-tri-nhu-the-nao-a116551.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.