Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây chứng minh, đàn ông càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 - 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, phân chia chăm sóc con cái.
Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng - chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.
Chồng càng làm việc nhà gia đình càng dễ đổ vỡ. |
Trong khi các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc chia sẻ việc nhà theo truyền thống (phụ nữ làm hầu hết công việc nhà) với nguy cơ ly dị thấp, họ có nhắc đến việc các cặp đôi không theo mô hình truyền thống trên có nguy cơ ly dị cao hơn.
Trong khoảng thời gian 4 năm, các cặp đôi có đàn ông làm nhiều việc nhà hay làm việc nhà nhiều hơn so với phụ nữ có khả năng ly dị cao hơn các cặp đôi có phụ nữ làm hầu hết việc nhà. Thomas Hansen, đồng tác giả của chương trình nghiên cứu cho biết: “Một người đàn ông càng làm nhiều việc trong nhà, tỷ lệ ly hôn càng cao”. Hiện đại trong cách suy nghĩ
Dù các nhà nghiên cứu không tìm thấy hoặc tìm thấy rất ít nguyên nhân lý giải điều này, song họ tin rằng kết quả có được từ quan sát trên có thể xuất phát từ thái độ “hiện đại” của các cặp đôi.
Theo ông Hansen, vấn đề của các cặp đôi “hiện đại” là họ hiện đại trong cả cách phân chia việc nhà và trong quan điểm về hôn nhân. Với họ, hôn nhân phần nào mang ít ý nghĩa “linh thiêng” hơn.
Gia đình sẽ dễ đổ vỡ hơn nếu vợ chồng phân chia việc nhà quá 'sòng phẳng'. |
Theo các nhà nghiên cứu, chia sẻ trách nhiệm ngang bằng trong việc nhà không nhất thiết có đóng góp trong việc tạo nên hạnh phúc, trong khi sự thiếu công bằng tại gia đình cũng như trong chất lượng cuộc sống lại cho một kết quả gây ngạc nhiên.
“Một người sẽ cho rằng các vụ đổ vỡ sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong các gia đình ít có công bằng hơn ở nhà, nhưng các thông số chúng tôi cho thấy điều ngược lại”, ông Hansen nói.
Theo ngài Thomas Hansen, các cặp đôi sẽ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ có vai trò được phân định rõ ràng, ít bị đem ra so sánh, ai nhiều ai ít hơn để nhận về sự bình đẳng.
Tác giả giải thích, việc phân chia công việc nhà theo truyền thống có thể dẫn tới "ít cãi cọ vặt vãnh hơn". Vì một khi vai trò đã rõ ràng, người ta sẽ tránh được tâm lý tại sao tôi làm nhiều mà anh được quyền làm ít.
Mỹ An (T/h)