+Aa-
    Zalo

    Chọn đại sứ du lịch Việt Nam: Có phải “đo ni đóng giày”?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại sứ Du lịch Việt Nam sẽ không giới hạn về số lượng và được lựa chọn theo hai dạng khác nhau.

    (ĐSPL) - Đại sứ Du lịch Việt Nam sẽ không giới hạn về số lượng và được lựa chọn theo hai dạng khác nhau. Đó là thông tin quan trọng nhất trong buổi họp lấy ý kiến về dự thảo Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam do bộ VH-TT&DL vừa tổ chức.

    Xuất hiện... "vua đầu bếp" Bobby Chinn

    Theo thông tin chúng tôi nhận được trong buổi họp, ngay đầu tháng 6, Quy chế sửa đổi liên quan tới danh hiệu Đại sứ Du lịch (ĐSDL) sẽ được bộ VH-TT&DL thông qua. Tiếp đó, Hội đồng xét tuyển sẽ chính thức tiến hành lựa chọn trên cơ sở danh sách các ứng cử viên cho danh hiệu này để trình Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm. Hiện, bên cạnh các ứng cử viên Việt Nam là Hoa hậu Ngọc Hân, diễn viên điện ảnh Lan Phương, giảng viên Anh ngữ Hồng Thuận và Hoa hậu ASEAN Diệu Hân, thì "vua đầu bếp" người Mỹ - Bobby Chinn cũng đang tiến hành các thủ tục là ứng cử viên.

    Trong khi, Quy chế đang được Bộ chỉnh sửa phù hợp tình hình thực tế hơn, thì một "ứng viên" mới đã xuất hiện. ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng cục Hợp tác Quốc tế, bộ VH-TT&DL) cho biết: "Bobby Chinn là một gương mặt rất nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là ở lĩnh vực ẩm thực. Anh lại có một thời gian dài sống tại Việt Nam. Nếu kịp đăng ký, chúng ta cũng có thể coi anh là một ứng cử viên cho danh hiệu Đại sứ Du lịch". Sự thực, bản quy chế đầu tiên liên quan tới danh hiệu ĐSDL, ban hành năm 2011 cũng đã nhắc tới việc cho phép những công dân nước ngoài ứng cử vào danh hiệu này. Theo đó, các điều kiện được đưa ra bao gồm "có tình cảm và gắn bó với đất nước, con người Việt Nam, có trình độ chuyên môn cao và có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp xã hội ở nước sở tại, có khả năng vận động tài chính từ những nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác quảng bá du lịch Việt Nam...".

    ông  Nguyễn Văn Tình cho biết thêm: "Tôi chưa thể nói gì về khả năng được lựa chọn của các ứng cử viên. Mỗi người đều có những ưu, nhược điểm riêng và cần được xem xét trong những hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, xin lấy ví dụ về trường hợp của diễn viên điện ảnh Lan Phương. Cá nhân tôi rất ấn tượng về khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh của chị. Nhưng, ứng cử viên sáng giá này lại rất bận rộn công việc nên đó cũng là một điều phải cân nhắc khi xét chọn". Ngoài ra, trước các thông tin về việc Lý Nhã Kỳ muốn tiếp tục quay lại ứng cử cho nhiệm kỳ mới, ông Tình cho biết: "Cục Hợp tác Quốc tế chưa trao đổi cụ thể với cựu ĐSDL về vấn đề này".

    So với bản quy chế được ban hành năm 2011, điểm đặc biệt của bản dự thảo quy chế lần này là thông tin "không giới hạn số lượng ĐSDL". Theo đó, danh hiệu này sẽ gồm hai loại: ĐSDL không hạn chế về phạm vi hoạt động và ĐSDL tại một quốc gia/địa bàn/thị trường du lịch cụ thể. Việc bổ nhiệm nhiều ĐSDL có thể sẽ được áp dụng ngay trong cuộc xét duyệt tới đây. Thứ trưởng bộ VH-TT&DL Hồ Anh Tuấn nhận xét: "Nếu chúng ta tìm được nhiều cá nhân xuất sắc, thật sự có nhiệt tâm với văn hóa và du lịch Việt Nam thì tại sao lại phải tự hạn chế số lượng? Bởi, trong tình trạng khách du lịch quốc tế tới nước ta đang sụt giảm vào tháng Năm, việc tạo ra sức hút mới để vực dậy ngành du lịch là rất cần thiết. Dự kiến hoạt động của các ĐSDL sắp tới chủ yếu sẽ trông vào nguồn vốn xã hội hóa nên không cần đặt ra nỗi lo về "gánh nặng kinh phí" cho các gương mặt này".

    Chọn Đại sứ Du lịch Việt Nam: Có phải “đo ni đóng giày”?

    Đầu bếp Bobby Chinn - một trong những ứng cử viên Đại sứ Du lịch Việt Nam.

    Có "bội thực" Đại sứ Du lịch?

    Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch nêu ý kiến: "Theo tôi, chúng ta cần làm rõ danh hiệu ĐSDL Việt Nam và  ĐSDL Việt Nam tại các quốc gia, địa bàn để tránh nhầm lẫn. Nói không giới hạn  ĐSDL Việt Nam là có sự nhầm lẫn. Do đó, cần làm rõ hai danh hiệu này. Theo tôi, ĐSDL Việt Nam chỉ nên có một và cố gắng lựa chọn người có uy tín, phẩm chất mà đặc biệt là có khả năng quảng bá thu hút du lịch, nhất du lịch nước ngoài vào Việt Nam".

    Việc bổ nhiệm ĐSDL nhiệm kỳ tiếp theo lại phải tiếp tục chờ cho tới khi quy chế Bổ nhiệm hoàn thiện. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, việc soạn thảo quy chế có bị thụ động, kiểu "đo ni đóng giày" cho vừa với các ứng viên tham dự. ông Trần Nhất Hoàng, Giám đốc trung tâm Xúc tiến - người trực tiếp tham gia vào soạn thảo quy chế Bổ nhiệm mới, phủ nhận ý kiến này. ông Hoàng cho biết, quy chế mới hoàn toàn rõ ràng và rất mở, không có chuyện "đo ni đóng giày" cho vừa thí sinh. Theo ông Nguyễn Văn Tình, tuần tới sẽ tiến hành bổ sung, điều chỉnh các ý kiến thu thập từ giới truyền thông để hoàn thiện quy chế. Sau đó, cục Hợp tác Quốc tế sẽ tiến hành bổ nhiệm chính thức ĐSDL Việt Nam.

    Chọn Đại sứ Du lịch Việt Nam: Có phải “đo ni đóng giày”?

     Đại sứ Du lịch nhiệm kỳ đầu tiên Lý Nhã Kỳ.

    Trong buổi lấy ý kiến, nhiều phóng viên cùng có câu hỏi: Liệu nhiều người cùng giữ chức danh Đại sứ như thế thì có còn giữ nguyên được ý nghĩa của hai từ Đại sứ? Lâu nay, chức danh Đại sứ thường chỉ trao cho một người. Một cô hoa hậu có thể được bổ nhiệm làm Đại sứ hòa bình, Đại sứ thiện chí, Đại sứ môi trường..., khi đó họ sẽ là gương mặt đại diện để tuyên truyền, quảng bá hoạt động trên phạm vi quốc gia hay quốc tế về lĩnh vực đó. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, ĐSDL Việt Nam là người có uy tín, được xã hội thừa nhận. Mỗi địa bàn cần sự quảng bá khác nhau nên cần nhiều Đại sứ. Cứ theo cách lý giải này thì có thể Việt Nam sẽ "bội thực" ĐSDL. Nhưng, ông Nguyễn Văn Tình trấn an rằng: Năm từ "không hạn chế số lượng" chỉ là câu chữ, thực tế để tìm được ứng cử viên xứng đáng với danh hiệu này không dễ chút nào. Ngoài ra, để tránh trường hợp xử lý các vụ vi phạm như các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian vừa qua, bản soạn thảo quy chế dành cho ĐSDL dành hẳn một chương nói về việc miễn nhiệm danh hiệu này.

    Vậy là giữa văn bản và tính khả thi của văn bản còn có sự chênh vênh. Đặt giả thiết, nếu như 56 vùng lãnh thổ của dân tộc Việt Nam và các vùng lãnh thổ trên thế giới, địa bàn nào cũng cần người am hiểu, có trình độ văn hóa và ngoại ngữ để quảng bá hình ảnh Việt Nam và giả sử con số ứng cử viên không phải là năm mà là hàng chục thì sẽ chọn lựa ra sao? Tất cả các tổ chức khác mỗi nhiệm kỳ đều có quy định số lượng cụ thể, tại sao ĐSDL lại "không hạn chế số lượng"? Liệu rằng, có thể với quy chế này, có "bội thực" số lượng người ứng cử và trúng cử ĐSDL?".               

    Đại sứ Du lịch: Miễn là có cảm tình và gắn bó với Việt Nam?

    Thực tế thời gian khá dài vừa qua, sau khi ĐSDL đầu tiên là Lý Nhã Kỳ miễn nhiệm, Việt Nam không hề có ĐSDL thay thế. Cũng chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy, ngành du lịch hoạt động tốt hơn hay yếu đi khi có hay không có ĐSDL. Do vậy, dư luận cho rằng, đây chỉ là "chức danh có cho vui". Theo tiêu chuẩn trong quy chế, các công dân Việt Nam và người nước ngoài có tình cảm và gắn bó với Việt Nam đều có quyền ứng cử. Riêng trường hợp diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc là Lục Tiểu Linh Đồng bày tỏ ý muốn làm ĐSDL của Việt Nam tại Trung Quốc trước khi xảy ra việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì tạm dừng.


     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chon-dai-su-du-lich-viet-nam-co-phai-do-ni-dong-giay-a35839.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bạn gái Thành Trung nên văn minh, sạch sẽ khi phát ngôn!

    Bạn gái Thành Trung nên văn minh, sạch sẽ khi phát ngôn!

    (ĐSPL) - "Trong cuộc sống thì có người này người nọ. Nhưng đã là người, lại được ăn học, lại còn tiếp viên hàng không nữa chứ. Vậy khi phát ngôn nên văn minh sạch sẽ một chút", ca sĩ nhạc xưa Trương Ngọc Linh chia sẻ.