(ĐSPL) - Chuyên cơ của các nguyên thủ quốc gia ngoài tiêu chuẩn về sự sang trọng còn phải có tính an toàn cao...
Hoàng tử Al-Waleed bin Talal: Airbus A380 Custom, 5 triệu USD
Chiếc máy bay phản lực tư nhân đắt nhất thế giới cũng thuộc sở hữu của Hoàng tử Al-Waleed bin Talal từ Vương Quốc Arab Saudi.
Chiếc phi cơ sang trọng này có tất cả mọi thứ, từ một nhà để xe có thể chứa hai chiếc ô tô, một phòng cho diều hâu của hoàng tử, nhiều phòng ngủ, phòng tắm với vòi sen, và thậm chí có cả “khu vực chăm sóc sức khỏe" riêng.
Chiếc máy bay hai tầng Airbus 380 được biết đến là một trong những máy bay thương mại lớn nhất trên thế giới. Dù vậy, Hoàng tử Al-Waleed đã giảm một nửa không gian chở khách ban đầu để bổ sung nhà để xe, phòng ngủ và các chức năng cao cấp khác.
Hoàng tử Al-Waleed, là người sáng lập công ty Kingdom Holding và ông cũng là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Citigroup, là cổ đông có quyền biểu quyết lớn thứ hai tại News Corporation và là người giàu thứ 26 trên thế giới.
Quốc vương Brunei: Boeing 747-430 Custom, giá 233 triệu USD
Quốc vương Brunei có trong tay rất nhiều tài sản có giá trị. Trong đó có chiếc máy bay Boeing 747 - 430 trị giá hơn 233 triệu USD. Quốc vương đã rất tỉ mỉ khi cho dát vàng lên nhiều chi tiết bên trong "đứa con cưng" của mình.
747-430 Custom ban đầu chỉ có giá trị khoảng 100 triệu USD, nhưng Quốc vương Brunei đã dành hơn 130 triệu USD để trang trí cho nội thất của máy bay trở nên sang trọng bằng cách dát vàng lên các chi tiết.
Theo đó, phòng khách, phòng ngủ, và phòng tắm đều được trang trí bằng vàng và pha lê Lalique và thậm chí, bồn rửa còn được dát vàng ròng.
Đây giống như một căn biệt thự lộng lẫy trên bầu trời, và nó cũng là chiếc phi cơ lớn nhất trong ba chiếc phi cơ mà Quốc vương này sở hữu.
Ngoài ra, Quốc vương Brunei cũng sở hữu một chiếc Airbus 340, ngoài 6 chiếc máy bay nhỏ hơn, 2 trực thăng, còn được cho là sở hữu khoảng 6.000 chiếc ô tô. Cung điện của ông gồm 1.788 phòng và ông cũng đã cho xây dựng các nhà thờ được dát vàng và kim cương.
Hoàng tử Arab Saudi Al-Waleed bin Talal: Boeing 747-400 Custom - 220 triệu USD
Đây là phiên bản tùy chỉnh của máy bay Boeing 747-400 thuộc quyền sở hữu của Hoàng tử Arab Saudi Al-Waleed bin Talal.
Sau khi mua chiếc máy bay này vào năm 2003, Hoàng tử Al-Waleed đã trang bị hai phòng ngủ sang trọng, bàn ăn cho 14 người và thậm chí là một ngai vàng ở giữa máy bay. Những trang bị nội thất sang trọng khiến cho chiếc máy bay được mệnh danh là “cung điện trên không”.
Hoàng tử Al-Waleed còn chịu chơi tới mức thuê tới 11 tiếp viên hàng không để đảm bảo mình luôn được phục vụ chu đáo.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin: IL-96-300 và IL-96-PU
Một cặp máy bay chuyên cơ được đặt hàng với trị giá 86 triệu USD/chiếc dành cho Tổng thống Nga. Chiếc máy bay đầu tiên là IL-96-300 dùng dự phòng. Chiếc thứ hai là IL-96-PU sẽ được sử dụng chính thức phục vụ tổng thống.
Chuyên cơ mới của Tổng thống Nga có nội thất sang trọng với nhiều chỗ dát vàng, và đặc biệt nhất là có một phòng tập gym theo sở thích của ông Putin. Phía bên trong cũng được trang bị những tiện nghi xa xỉ như: hiếc ghế trắng xa hoa, nội thất mạ vàng, giường hoàng đế, bếp và phòng hội nghị...
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ: 368 triệu USD
Chiếc máy bay siêu sang được ví là "biệt thự bay" Boeing 747-8 đã được Chính phủ Mỹ chọn là phương tiện di chuyển cho Tổng thống nước này trong thời gian tới. Đây là loại máy bay lớn thứ hai thế giới sau Airbus A380. Diện tích cabin của nó lên tới khoảng 400m2.
Chuyên cơ đã được đặt hàng cho đời Tổng thống Mỹ sau khi nhiệm kỳ của ông Obama kết thúc
Giá của chiếc máy bay 4 động cơ này là 368 triệu USD. Bên trong khoang còn có 1 phòng ăn phục vụ được 14 người, 1 phòng họp, 1 phòng nghỉ và 1 văn phòng. Tờ Hype cho rằng chiếc máy bay này giống với một biệt thự xa xỉ.
Tuy nhiên, rất có thể Tổng thống đương nhiệm Barack Obama không thể một lần sử dụng chuyên cơ này do đến năm 2018, Chính phủ Mỹ mới chuyển từ model 747 -200B sang 747-8.
Chuyên cơ của Barack Obama
Nhiệm vụ của chiếc máy bay Air Force One là đáp ứng nhu cầu đi lại bất cứ đâu, bất cứ khi nào của các tổng thống Mỹ.
Air Force One (Không lực 1) là thuật ngữ được dùng để chỉ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ. Chiếc máy bay này được sử dụng lần đầu tiên bởi Tổng thống John Kennedy và nó là biểu tưởng sức mạnh của nước Mỹ.
Bí mật của Obama trên chuyên cơ Air Force One Không như tàu chiến, Air Force One có thể chuyên chở các Tổng thống đến bất kỳ thành phố nào có sân bay, ra nước ngoài, trong nước hoặc bất kỳ đâu. Máy bay có chiều dài 70,4 m, cao 19,4 m (tương đương hơn tòa nhà 5 tầng), sải cánh 59,6 mét, tốc độ tối đa 1.015 km/h, bay liên tục không phải tiếp dầu 12.550 km và trần bay là 13.700 m. Các ghế ngồi rộng rãi có thể ngả ra sau đủ để có một giấc ngủ ngon trên chuyến bay dài.
Trên Air Force One, khu dành cho tổng thống và khách VIP ở phía trước, tiếp đến là các trợ lý và phía sau cùng là phóng viên tháp tùng. Máy bay có hai phòng bếp lớn sẵn sàng phục vụ khách vào mọi thời điểm.
Mỗi khi Air Force One phục vụ tổng thống là cả một guồng máy khổng lồ được khởi động để đảm bảo nó đi đến nơi về đến chốn bất cứ nơi nào trên thế giới và tạo cảm giác tiện nghi nhất cho nhà lãnh đạo.
chuyên cơ, Air Force One , hàng không, phi hành đoàn, hành khách, tổng thống mỹ, máy bay, hàng không quân sự, siêu máy bay, chuyên cơ tổng thống mỹ
Chiếc chuyển cơ của Tổng thống Mỹ có chi phí vận hành đắt đỏ nhất, tiêu tốn 206.337 USD
Phi hành đoàn của Air Force One có 26 người (3 phi công còn lại là tiếp viên). Phi công lái Air Force One được tuyển từ đội ngũ tinh túy trong lực lượng không quân Mỹ. Trên máy bay có đội ngũ y tế túc trực và chiếc chuyên cơ luôn di chuyển trong sự bảo vệ của một phi đội máy bay chiến đấu Mỹ.
Khách trên chiếc Air Force One được phục vụ khá chu đáo, các bữa ăn được đầu bếp của chế biến nóng sốt ngay tại khoang bếp rộng rãi trên chuyên cơ và được bày biện lịch sự trên những bát đĩa bằng sứ. Tất cả các bữa chính lẫn tráng miệng đều được đích thân các đầu bếp thực hiện từ khâu chuẩn bị đến nấu nướng ngay trên máy bay.
Bên cạnh sự tiện nghi, Air Force One được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và an ninh cực kỳ hiện đại và có tính bảo mật tuyệt đối, giúp Tổng thống Mỹ có thể điều hành công việc bình thường khi đang ở độ cao 13km. Trên máy bay có 87 đường điện thoại, trong đó có 28 đường được mã hóa. Nó có thể được coi là một trung tâm chỉ huy di động trong trường hợp có xảy ra một cuộc tấn công vào nước Mỹ.
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ còn có khả năng phòng thủ cao nhờ các thiết bị chống tên lửa gắn kèm. Những chiếc chuyên cơ này đều trang bị vũ khí phòng thủ, bao gồm các thiết bị làm nhiễu điện từ, được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công, và tên lửa bắn từ máy bay để chuyển hướng các tên lửa tầm nhiệt.
Air Force One có lịch bay dày đặc gần như hàng, nhiệm vụ tối thượng của Air Force One là đáp ứng nhu cầu đi lại bất cứ đâu, bất cứ khi nào của các tổng thống Mỹ.
Chỉ có tổng thống, gia đình của ông, các khách mời, nhân viên Nhà Trắng được lựa chọn, mật vụ có vũ trang và một nhóm nhỏ phóng viên chuyên trách gồm 13 người của các hãng thông tấn lớn mới được phép trở thành hành khách của Air Force One.
Sự đúng giờ của Air Force One đạt đến độ hoàn hảo và không có bất cứ ai phải phàn nàn về việc thất lạc hành lý. Khi không phục vụ, Air Force One nghỉ đỗ tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland, cách Nhà Trắng không xa.
Ngọc Anh(Tổng hợp)