+Aa-
    Zalo

    Chó chạy ngang đường gây tai nạn, người chủ phải chịu trách nhiệm gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo quy định của pháp luật thì chó là vật nuôi phải được quản lý chặt chẽ, di chuyển trong khu vực cố định và đảm bảo không được gây ảnh hưởng người khác.

    (ĐSPL) - Theo quy định của pháp luật thì chó là vật nuôi phải được quản lý chặt chẽ, di chuyển trong khu vực cố định và đảm bảo không được gây ảnh hưởng người khác.

    Dân lái xe vẫn truyền nhau câu nói: “Chó tránh đầu, trâu tranh đuôi”, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm mà thôi. Còn những trường hợp con chó bất ngờ băng ngang đường, chỉ có nước mong sao thương tích nhẹ nhất nếu chẳng may xe đâm phải nó.

    Loài vật nếu thả rông trên đường thường rất nguy hiểm cho những phương tiện giao thông và cả tính mạng, sức khỏe của người đi bộ nếu chẳng may bị loài vật tấn công. Nhưng thói quen của rất nhiều người vẫn thường thả chó ra đường. Như vậy, trong trường hợp chó thả rông gây tai nạn thì nạn nhân có bắt chủ nuôi chó bồi thường thiệt hại về người và xe được không?

    [mecloud]f1vWXGohTG[/mecloud]

    Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

    Nếu chủ sở hữu thả gia súc hoặc dẫn dắt súc vật đi trên đường không thực hiện đúng quy định nêu trên mà không may gây tai nạn cho người tham gia giao thông dẫn đến chết người thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người tham gia giao thông không tuân thủ đúng các quy định về giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả chết người thì trách nhiệm hình sự của người chăn thả gia súc chỉ được đặt ra khi họ cũng có lỗi đối với hậu quả đã xảy ra.

    Trong trường hợp thả gia súc hoặc dẫn dắt súc vật ở trên đường gây tại nạn giao thông không gây hậu quả chết người nhưng gây thiệt hại về sức khỏe hoặc về tài sản thì chủ sở hữu gia súc, người dẫn dắt gia súc phải bồi thường.

    Căn cứ theo các quy định pháp luật tại khoản 1 điều 625, điều 608, 609 BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, gia đình bị hại có thể yêu cầu chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại cho nạn nhân phải bồi thường.

    Căn cứ Điều 625 Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

    “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

    2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

    4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

    theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    “a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”

    Các khoản bồi thường mà gia đình bạn có thể yêu cầu trong trường hợp này bao gồm:

    - Khoản tiền bồi thường do tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng

    - Khoản tiền bồi thường lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cho-chay-ngang-duong-gay-tai-nan-nguoi-chu-phai-chiu-trach-nhiem-gi-a142650.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Y án cho những tên côn đồ lao vào tận nhà để giết người

    Y án cho những tên côn đồ lao vào tận nhà để giết người

    Ngày 4/10/2013, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Đà Nẳng đã mở phiên tòa xét xử, đưa 5 đối tượng đánh chết người vì không xin được tiền nhậu. Đồng thời, bác kháng cáo và giữ nguyên án sơ thẩm đối với các bị cáo đã gây án và buộc phải bồi thường cho gia đình nạn nhân tử vong hơn 95 triệu đồng và một nạn nhân khác bị thương 22 triệu đồng.