+Aa-
    Zalo

    Cho bạn mượn xe đi cướp giật có phạm tội không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong một vụ án cướp giật, người cho mượn xe có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và mức phạt với người phạm tội như thế nào?

    (ĐSPL) - Trong một vụ án cướp giật, người cho mượn xe có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và mức phạt với người phạm tội như thế nào?

    Theo Bộ Luật hình sự quy định cụ thể về tội cướp giật tài sản như sau:

    Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; Hành hung để tẩu thoát; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11\% đến 30\%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.

    Bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31\% đến 60\%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61\% trở lên hoặc làm  chết người; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    Như vậy, để xác định mức độ sẽ căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra để xác định mức khung hình phạt. Ngoài ra, người thực hiện hành vi có thể xem xét các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS để áp dụng vào trường hợp nếu có càng nhiều tình tiết giảm nhẹ mình có thể được áp dụng với mức án thấp nhất của khung hình phạt.

    Cho bạn mượn xe đi cướp giật có phạm tội không?

    - Đối với trường hợp cho người thực hiện hành vi mượn xe thì hành vi này có phải chịu trách nhiệm hay không thì căn cứ vào ý chí của bạn tại thời điểm cho mượn xe. Cụ thể có thể chia làm 2 trường hợp như sau:

    Trường hợp 1: Người cho mượn xe biết người mượn sẽ dùng xe này để đi cướp giật tài sản thì người cho mượn có thể trở thành đồng phạm dưới hình thức là người giúp sức theo quy định tại Điều 20 BLHS.

    Theo đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Theo đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    Trường hợp 2: Người cho mượn không biết người mượn sử dụng xe này vào mục đích đi cướp giật tài sản của người khác thì người cho mượn chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản của người mượn xe. Khi đó người cho mượn xe có các quyền và nghĩa vụ như Điều 54 BLTTHS quy định:

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

    Vậy để biết mình có phải chịu trách nhiệm về hành vi cho mượn xe của mình hay không thì phải nêu rõ hành vi của mình khi được cơ quan công an điều tra triệu tập. Nếu trên thực tế người cho mượn xe thuộc vào trường hợp thứ 2 như trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]VG7fUpIHvm[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cho-ban-muon-xe-di-cuop-giat-co-pham-toi-khong-a112310.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.