(ĐSPL)- BrainPort V100 được coi như là một thiết bị thay thế giác quan nhằm cung cấp thông tin về không gian cho người bị mù nhìn đường bằng lưỡi. Thiết bị này của Wicab đã được FDA chính thức cấp phép sản xuất và đưa ra thị trường.
Trong 1 năm thử nghiệm, 69\% số người khiếm thị dùng BrainPort V100 đã có thể nhận dạng được đối tượng và giải mã tín hiệu xung điện. Bên cạnh đó, thiết bị này cũng không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ngoài cảm giác hơi ngứa ở lưỡi và mùi kim loại trong miệng. |
Cơ chế vận hành thiết bị được thông qua bởi một điện cực được kích thích trên lưỡi của người sử dụng. Bên cạnh đó, bộ thiết bị còn bao gồm một cặp kính râm đi kèm một camera được gắn cố định ở phía trước và một thiết bị có thể gửi xung điện tới các điện cực được đặt trên lưỡi của người dùng.
Các thông tin và hình ảnh được máy ảnh ghi lại sau đó sẽ được chuyển đổi thành các xung điện và nhanh chóng gửi về lưỡi của họ dưới dạng các tín hiệu rung. Từ các tín hiệu rung này, não bộ sẽ tiếp tục xử lý và đưa ra các phán đoán, phân tích giúp người dùng có thể dễ dàng nhận ra được các vật thể tồn tại trong môi trường xung quanh.
BrainPort lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng Ba năm 2010, do nhà thần kinh học người Mỹ, TS. Paul Bach-y-Rita phát triển. Khi kết hợp với một cây gậy hoặc có một chú chó hỗ trợ, BrainPort V100 có thể nâng cao khả năng điều hướng môi trường của người dùng bằng cơ chế “nếm ánh sáng”.
FDA đã chính thức chấp thuận BrainPort V100 sau khi xem xét các dữ liệu lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả của thiết bị này. Trong 1 năm thử nghiệm, 69\% số người khiếm thị dùng BrainPort V100 đã có thể nhận dạng được đối tượng và giải mã tín hiệu xung điện. Bên cạnh đó, thiết bị này cũng không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ngoài cảm giác hơi ngứa ở lưỡi và mùi kim loại trong miệng.
BrainPort V100 được sản xuất bởi Tập đoàn Wicab (trụ sở tại Middleton, WI, Mỹ) do chính TS. Paul Bach-y-Rita thành lập năm 1998.
Robert Beckman - Chủ tịch và Giám đốc Điều hành Tập đoàn Wicab cho biết, một trong những lợi thế của BrainPort V100 là thiết kế đơn giản và không ảnh hưởng đến đôi mắt, cho phép người dùng chọn lựa các phương pháp điều trị khiếm thị khác tiến bộ hơn trong tương lai (chẳng hạn như tế bào gốc).
Tuy nhiên, có vẻ như BrainPort V100 còn khá nhiều hạn chế, khi nhà sản xuất bắt người dùng cần phải cam kết đào tạo thử nghiệm trước để khai thác được mọi lợi ích từ thiết bị. Ngoài ra, một nhược điểm quan trọng khác của BrainPort V100 còn là giá bán đắt đỏ lên tới 10.000 USD (hơn 217 triệu đồng), mức giá chắc chắn sẽ khó thu hút được tất cả mọi người tham gia mua thử nghiệm.
Đức An (Tổng hợp)