+Aa-
    Zalo

    Chính phủ yêu cầu hạ lãi suất điều hành, giải quyết dứt điểm thiếu điện ngay trong tháng 6

    (ĐS&PL) - Chính phủ yêu cầu hạ lãi suất điều hành, phân bổ hết hạn mức tín dụng, giải quyết dứt điểm việc thiếu điện trong tháng 6/2023 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

    Yêu cầu giảm lãi suất điều hành

    Theo báo Dân Việt, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 225/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

    Tại văn bản, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt mục tiêu tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội; phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan, địa phương, nhất là người đứng đầu trong việc chỉ đạo, giải quyết kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trước mắt.

    chinh phu yeu cau ha lai suat dieu hanh giai quyet dut diem thieu dien ngay trong thang 6
    Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành ngay trong tháng 6.

    Đáng chú ý, đối với điều hành chính sách tiền tệ, Thường trực Chính phủ yêu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải điều hành chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả.

    Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cân bằng hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lãi suất và tỷ giá.

    Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước khẩn trương có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất.

    Theo đó, thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 6/2023 và định hướng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng nhằm tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; khắc phục hiệu quả ngay việc tăng trưởng tín dụng thấp như 5 tháng vừa qua.

    Đồng thời, xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm 2023, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6 năm 2023 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm 2023; chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.

    Ngoài ra, Thường trực Chính phủ yêu cầu rà soát gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng và 120 nghìn tỷ đồng với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn; Khẩn trương đề xuất gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản, thủy sản và các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp các lĩnh vực cần thiết khác.

    Hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 7

    Theo báo Tuổi trẻ, liên quan đến tình hình cung ứng điện, Chính phủ giao Bộ Công Thương phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng. 

    Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, triển khai các công trình, dự án, giải quyết dứt điểm việc thiếu điện trong tháng 6/2023.

    Tập trung triển khai Quy hoạch điện 8, đẩy nhanh tiến độ Nhà máy điện Quảng Trạch II; triển khai dự án truyền tải 500kV từ miền Trung ra miền Bắc. Hoàn thiện các thủ tục điều chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) về Bộ Công Thương trong tháng 6/2023. 

    Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực điện mặt trời áp mái phục vụ cho hoạt động dân sinh và các cơ quan công sở; cơ chế mua bán điện trực tiếp. Các cơ chế này phải hoàn thành trong tháng 7/2023. 

    Chính phủ nhấn mạnh quan điểm điều hành là cân bằng hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lãi suất và tỷ giá. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu gồm 3 trụ cột chính là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. 

    Theo đó, các bộ ngành địa phương cần tập trung xử lý các kiến nghị liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu. Nhanh chóng hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ các dự án bất động sản, tháo gỡ vướng mắc trong cung ứng cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng. 

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chinh-phu-yeu-cau-ha-lai-suat-dieu-hanh-giai-quyet-dut-diem-thieu-dien-ngay-trong-thang-6-a579172.html
    BIDV giảm 0,5% lãi suất cho vay dư nợ trung dài hạn

    BIDV giảm 0,5% lãi suất cho vay dư nợ trung dài hạn

    BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành đối với các khoản vay trung và dài hạn hiện hữu tại BIDV. Đây là lần thứ 2 trong năm 2023 BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng có dư nợ hiện hữu.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    BIDV giảm 0,5% lãi suất cho vay dư nợ trung dài hạn

    BIDV giảm 0,5% lãi suất cho vay dư nợ trung dài hạn

    BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành đối với các khoản vay trung và dài hạn hiện hữu tại BIDV. Đây là lần thứ 2 trong năm 2023 BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng có dư nợ hiện hữu.