+Aa-
    Zalo

    Chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 hứa hẹn thay đổi thế trận mọi cuộc chiến

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 với thiết kế ưu việt sẽ giúp chiếm ưu thế trong các cuộc chiến tranh hiện đại bao gồm chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng.

    Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 với thiết kế ưu việt sẽ giúp chiếm ưu thế trong các cuộc chiến tranh hiện đại bao gồm chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng. 

    Nhiều cường quốc quân sự đang bắt đầu nghiên cứu, phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Ảnh minh hoạ: Getty

    Không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công việc tích hợp khả năng tấn công mạng của kẻ địch sau đó chèn các gói dữ liệu (như virus) vào chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo.

    Sự phát triển của Mỹ trong nghiên cứu, chế tạo các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 như F-35 Lightning là một trong những câu chuyện trung tâm của chủ nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia ngày nay. Tuy nhiên, trên thực tế, một số quốc gia thậm chí đã mong chờ thiết kế máy bay phản lực thế hệ thứ 6. Tốc độ nghiên cứu có thể chậm hơn rất nhiều so với trước đây, dự kiến sẽ mất hàng vài thập kỷ.

    Các nhà phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 có thể được chia thành hai loại là Mỹ - nơi đã phát triển và triển khai hai loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất thế giới và các quốc gia đã bỏ qua hoặc từ bỏ nỗ lực tự chế tạo máy bay phản lực thế hệ thứ 5. Các quốc gia sau này đã kết luận rằng làm như vậy rất tốn thời gian và tốn kém đến mức họ quyết định tập trung vào công nghệ của ngày mai hơn là cố gắng bắt kịp với ngày hôm nay.

    Pháp, Đức và Vương quốc Anh đang trong giai đoạn sơ bộ phát triển máy bay chiến đấu FCAS và Tempest thế hệ thứ 6. Nga – quốc gia đã từ bỏ việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trong ít nhất 1 thập kỷ đang manh nha về một máy bay đánh chặn MiG-41 thế hệ thứ 6 vô cùng hiện đại. Trong khi đó, Nhật Bản - nơi đang tập trung vào máy bay tàng hình F-3 thế hệ thứ 6 nội địa vẫn muốn cho ra mắt một thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 lấy cảm hứng từ nước ngoài.

    Hiện tại, Mỹ có hai dự án quan trọng: Penetrating Counter-Air, một máy bay chiến đấu tàng hình tầm xa để hộ tống máy bay ném bom tàng hình của Không quân và FA-XX của Hải quân. Cho đến nay, Boeing, Lockheed-Martin và Northrop-Grumman đã tiết lộ các thông tin cơ bản về chiến đấu cơ thế hệ thứ 6.

    Ngoài ra, một số quốc gia khác đáng chú ý là Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tập trung cải tiến công nghệ sản xuất máy bay thế hệ thứ 4 và thứ 5.

    Những chiếc máy bay thế hệ thứ 6 được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Ảnh minh hoạ: Getty

    Các khái niệm thế hệ thứ 6 có một số điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, 2 đặc điểm quan trọng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sẽ vẫn là trọng tâm đối với thiết kế mới: máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa. Vì các hệ thống phòng không mặt đất hiệu quả về mặt chi phí như S-400 hiện có thể đe dọa các vùng rộng lớn trên không, máy bay tàng hình cần có khả năng xuyên thủng bong bóng chống truy cập/từ chối khu vực và loại bỏ phòng không từ khoảng cách an toàn. Ngoài ra, các máy bay tàng hình cũng hoạt động mạnh mẽ hỗ trợ các máy bay không tàng hình trong những cuộc chiến tranh trên không.

    Do đó, mặt cắt radar thấp và vật liệu hấp thụ radar sẽ là một tính năng cần thiết, của chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Một số nhà lý thuyết cho rằng máy bay tàng hình cuối cùng có thể bị lỗi thời bởi công nghệ cảm biến tiên tiến.

    F-35 của Mỹ đã đi tiên phong trong việc trang bị màn hình gắn mũ bảo hiểm tinh vi có thể nhìn thấy “thông qua khung máy bay để nhận thức tình huống vượt trội, hiển thị dữ liệu thiết bị chính và tên lửa mục tiêu bằng công nghệ gắn trên mũ bảo hiểm”. Mặc dù những chiếc mũ bảo hiểm này hiện đang có những vấn đề đáng kể, nhưng chúng có thể sẽ trở thành một tính năng tiêu chuẩn trong các máy bay chiến đấu trong tương lai, có thể thay thế các bảng điều khiển buồng lái. Các giao diện chỉ huy được kích hoạt bằng giọng nói cũng có thể giảm bớt tải trọng nhiệm vụ khổng lồ dự kiến ​​của các phi công chiến đấu cơ.

    Khi các căn cứ không quân và tàu sân bay trở nên dễ bị tấn công bằng tên lửa hơn, các máy bay chiến đấu sẽ cần có khả năng bay xa hơn và mang theo nhiều vũ khí hơn. Thực tế là, một máy bay tàng hình phụ thuộc rất nhiều vào các thùng nhiên liệu bên trong và tải vũ khí. Để giải quyết điểm hạn chế này, rất có thể các chuyên gia sẽ lựa chọn thay đổi cấu hình giúp máy bay hoạt động tốt hơn ở tốc độ cao, tiết kiệm nhiên liệu hơn ở tốc độ thấp.

    Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia đã nhiều lần dự báo sự chuyển đổi hoàn toàn sang các máy bay chiến đấu không người lái sẽ giúp giảm trọng lượng và rủi ro đối với sự sống của một phi công con người. Tuy nhiên, trong khi công nghệ máy bay không người lái đã phát triển vượt bậc trong thời gian đó, hải quân và không quân đã khám phá ra rằng việc sử dụng các phi công cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Do đó, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 đang thúc đẩy ý tưởng về một chiếc máy tùy chọn có thể bay có hoặc không có phi công trên khoang.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-dau-co-the-he-thu-6-hua-hen-thay-doi-the-tran-moi-cuoc-chien-a264529.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan