(ĐSPL) - Cua dừa, loài sinh vật với kích thước lớn nhất của loài chân đốt trên cạn, có thể phá vỡ vỏ dừa hay thậm chí hoàn toàn có khả năng săn bắt chuột.
Theo tin tức từ BBC, với chiều dài khoảng 1 m, cua dừa là loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới. Trong khi đó, loài cua nhện Nhật Bản có kích thước lớn hơn nhưng chúng lại là loài sống dưới nước.
Các nhà nghiên cứu chưa xác định chính xác số lượng loài cua dừa trên thế giới nhưng số lượng loài chân đốt trên cạn này đang suy giảm đáng kể.
Cua dừa sống trên các hòn đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tên của chúng là cua dừa, song thức ăn của loài chân đốt này khá đa dạng, gồm nhiều loại hoa quả và những loài cua nhỏ hơn hay thậm chí là chuột.
Cua dừa là loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới với chiều dài khoảng 1m. |
|
Cua dừa chủ yếu sinh sống trên các hòn đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. |
|
Mặc dù có tên gọi là cua dừa, song thức ăn của loài chân đốt này hết sức đa dạng. |
|
Video tham khảo:
Cận cảnh loài cua khổng lồ tại Hà Nội
Cua dừa dùng cặp càng chắc khỏe bóc lớp vỏ bên ngoài và đập cho vỡ sọ dừa. |
|
Cua dừa sống chủ yếu trên cạn và chỉ trở về biển khi mùa sinh sản tới. |
|
Cua dừa thường bị con người săn bắt, thậm chí bị chuột tấn công nên số lượng suy giảm rõ rệt. |
|
Một lượng lớn cua dừa đang được bảo tồn trên quần đảo Chagos, Ấn Độ Dương.
|
|
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chiem-nguong-cua-khong-lo-cua-loai-chan-dot-tren-can-a74225.html