+Aa-
    Zalo

    Chiếc va ly 14 tỷ đồng và con đường đến tay Trịnh Xuân Thanh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo kết luận điều tra từ Bộ Công an, Trịnh Xuân Thanh đã nhận được vali tiền do Đinh Mạnh Thắng (em ông Đinh La Thăng) chuyển.

    Theo kết luận điều tra từ Bộ Công an, Trịnh Xuân Thanh đã nhận được vali tiền do Đinh Mạnh Thắng (em ông Đinh La Thăng) chuyển.

    Báo Nhân Dân điện tử đưa tin, ngày 21/12, Cơ quan CSÐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận đề nghị truy tố ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HÐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và 7 bị can khác gồm: Nguyễn Ngọc Sinh (45 tuổi), nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Ðiện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Ðào Duy Phong (59 tuổi), nguyên Chủ tịch HÐQT PVP Land; Ðinh Mạnh Thắng (55 tuổi), nguyên Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần Ðầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Ðà; Lê Hòa Bình (63 tuổi), Chủ tịch HÐQT Công ty Minh Ngân; Nguyễn Thị Kim Thoa (52 tuổi), Kế toán trưởng Công ty Minh Ngân; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (45 tuổi), làm nghề môi giới; Thái Kiều Hương (44 tuổi), Phó Tổng giám đốc Công ty VietSan về tội "tham ô tài sản" xảy ra tại PVP Land.

    Báo Tuổi trẻ thông tin, theo điều tra, cuối năm 2009 đầu năm 2010, theo chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về việc chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản  nhập về cho PVC quản lý, theo một đầu mối. Trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động, Bình cần mua bằng được dự án Nam Đàn Plaza.

    Cùng lúc này, do PVC mới nhận PVP Land về nên được cấp dưới có nhiều báo cáo dự án Nam Đàn Plaza (PVP Land chiếm 50,5% vốn tại dự án).

    Bị can Trịnh Xuân Thanh - Ảnh: Tiền Phong

    Từ tháng 1 đến tháng 4-2010, lãnh đạo PVC trong đó có ông Thanh đưa nhiều chủ trương khác nhau về dự án Nam Đàn Plaza.

    Theo hồ sơ vụ án, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đào Duy Phong là những người có quyền quyết định, có trách nhiệm quản lý tài sản là cổ phần của PVP Land tại Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình Dương, đã thông đồng với các đối tượng liên quan, cùng với đối tượng môi giới là Huỳnh Nguyễn Quốc Duy; có sự giúp đỡ của Thái Kiều Hương, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa và đại diện bên mua (công ty Minh Ngân) và Đinh Mạnh Thắng để ký và thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 34 triệu đồng/ mét vuông đất, thấp hơn mức giá PVP Land đã thỏa thuận đặt cọc (52 triệu đồng/ mét vuông) tạo ra chênh lệch để chiếm đoạt cổ phần trị giá 87 tỷ đồng (trong đó có tài sản của nhà nước).

    Giá trị tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt là 49 tỷ đồng.

    Động cơ phạm tội của các bị can Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đào Duy Phong là để chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch; động cơ của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Đinh Mạnh Thắng là được hưởng lợi từ tiền môi giới; còn các bị can khác: Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa là vì muốn thực hiện được việc nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của công ty Xuyên Thái Bình Dương để đầu tư dự án khác phục vụ mục đích cá nhân.

    Kết quả điều tra cũng thể hiện Trịnh Xuân Thanh, với vai trò là Chủ tịch HĐQT của PVC (doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dầu khí) là cấp trên trực tiếp của 2 đại diện phần vốn góp cỏa PVC tại PVP Land (Đào Duy Phong chủ tịch HĐQT và Nguyễn Ngọc Sinh tổng giám đốc).

    Thanh là người có quyền quyết định phê duyệt phương án, giá chuyển nhượng cổ phần của PVP land. Thanh được biết giá chuyển nhượng cổ phần tương đương 52 triệu đồng/m2 do Đinh Mạnh Thắng thông báo nhưng vẫn chỉ đạo Đào Duy Phương gặp khách muốn chuyển nhượng cổ phần và Thanh chấp nhận giá chuyển nhượng 34 triệu đồng/m2 để cùng nhau hưởng số tiền chênh lệch giá.

    Thanh đã nhận được vali tiền do Đinh Mạnh Thắng chuyển do Thái Kiều Hương nhờ.

    Sau này, khi vụ án bị khởi tố, Thanh đã nhờ người chuyển lại hoàn lại số tiền cho Thái Kiều Hương.

    Thương vụ chuyển nhượng trên, các cá nhân chiếm đoạt 49 tỷ đồng chênh lệch, trong đó ông Thanh được chia 14 tỷ đồng; Phong 10 tỷ, Sinh hai tỷ, Hùng 20 tỷ, Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng.

    Theo báo Tri thức trực tuyến, Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, quê ở Đông Anh, Hà Nội), có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị.

    Trước khi được Bộ Công Thương luân chuyển vào Hậu Giang và được HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 5/2015, ông Thanh là Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ này; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

    Bị cáo buộc liên quan khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC (giai đoạn 2011-2013), tháng 9/2016, ông Thanh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

    Tháng 3/2017, khi xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh.

    Chiều 31/7, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.

    Mới đây, Chánh án TAND Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết ngay trong quý I/2018 sẽ đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chiec-va-ly-14-ty-dong-va-con-duong-den-tay-trinh-xuan-thanh-a213802.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ông Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị truy tố

    Ông Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị truy tố

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trịnh Xuân Thanh và 7 bị can khác trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện