(ĐSPL) – Một trong hai chiến đấu cơ F-16 đầu tiên cất cánh vào sáng ngày 11/9/2001 có nhiệm vụ ngăn chặn chuyến bay số 93 của United Airlines mà không hề có vũ khí.
Sáng sớm ngày 11/9 lịch sử, thiếu uý Heather “Lucky” Penney đang ở trên đường băng ở Căn cứ không quân Andrews và đã sẵn sàng tung cánh lên trời. Tay cô cầm vào cần lái chiếc F-16 và cô đã nhận được chỉ thị rõ ràng: bằng mọi giá phải ngăn chặn chuyến bay số 93 của hãng hàng không United Airlines mà cô không hề được trang bị vũ khí.
|
Chiến đấu cơ F-16 trong biên chế không quân Mỹ. |
Penney là một trong hai phi công duy nhất đã được lệnh ngăn chặn chuyến bay số 93. Nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ cô cất cánh khi chiếc F-16 hoàn toàn không có đạn dược, hay tên lửa, hay bất kỳ thứ gì có thể giúp bắn hạ chiếc máy bay bị cướp. “Chúng tôi không thể bắn hạ chiếc máy bay. Chúng tôi sẽ đâm vào nó" - Penney nhớ lại.
Cô hy vọng có thể ngăn chặn chiếc máy bay bị không tặc cướp mà vẫn kịp thời nhảy dù an toàn. Nhưng Penney cũng sẵn sàng một tình huống xấu nhất là phải ở lại chiếc F-16 đến giây phút cuối cùng.
Trong ngày 11/9 định mệnh, Penney mới hoàn tất 2 tuần huấn luyện không chiến ở Nevada. Cả đội đang ngồi ở trong phòng nghe tóm tắt nhiệm vụ thì có người xuất hiện và thông báo một chiếc máy bay mới đâm vào toà cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York.
Chỉ huy phi đội Marc Sasseville khi đó vội vã yêu cầu cô Penney, mỗi người lên một chiếc máy bay F-16. Sasseville nói: “Tôi sẽ đâm vào khoang lái” còn Penney ngay lập tức đáp lại: “Tôi sẽ đâm vào phần đuôi".
Sau đó, cả 2 bay về hướng Lầu Năm Góc, vừa bay vừa nhìn ngó để tìm máy bay khả nghi. Sasseville khi đó đã bình tĩnh hơn và bắt đầu bàn kỹ hơn về việc 2 người sẽ lao vào đâu để ngăn chặn chiếc máy bay bị cướp
|
Cô Heather Penney suýt chút nữa đã trở thành phi công cảm tử. |
Trong khi Marc Sasseville tính tới việc sẽ giật cần thoát hiểm ngay trước khi va chạm với máy bay khả nghi, Penney thì lo lắng về việc cô sẽ đâm trượt mục tiêu nếu sử dụng lựa chọn thoát hiểm. "Nếu anh thoát ra ngoài và chiếc máy bay trượt mục tiêu cần đâm vào, cảm giác thất bại sẽ còn kinh khủng hơn nhiều những suy nghĩ về cái chết" .
Nhưng Penney đã không phải chết. Cô cũng không phải đâm vào chuyến bay số 93. Các hành khách đã tự làm điều đó. Vài giờ sau khi cất cánh, Penney và Sasseville mới biết rằng chuyến bay số 93 đã đâm xuống Pennsylvania, sau khi các hành khách trên máy bay có chung một quyết định: Làm mọi thứ để ngăn không cho bọn khủng bố thực hiện thành công kế hoạch.
"Những người hùng chính là hành khách trên chuyến bay số 93, các cá nhân đã sẵn lòng hy sinh bản thân", Penney từng chia sẻ. "Tôi chỉ đóng vai trò một nhân chứng vô tình chứng kiến lịch sử".
Ngày nay, luôn có ít nhất 2 máy bay Mỹ sẵn sàng vũ khí tại các căn cứ quân sự và nhận lệnh cất cánh bất cứ khi nào nhận được lệnh từ sở chỉ huy.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chiec-f-16-cua-my-tung-nhan-lenh-tu-sat-trong-vu-khung-bo-119-a50393.html