Phụ huynh sau khi đọc lá thư tuyệt mệnh của con, hối hận chỉ vì đôi giày đã khiến con gái bỏ mạng thì đã quá muộn màng.
Trong quá trình trưởng thành, trẻ nhỏ sẽ trải qua những giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lý đòi hỏi sự theo dõi, uốn nắn của các bậc phụ huynh, bên cạnh đó cũng cần sự khéo léo để trẻ không bị những "bóng ma" tâm lý. "Khủng hoảng tuổi lên 10" là cụm từ được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây. Phần lớn các bậc cha mẹ thường tỏ ra chủ quan, cho rằng con trẻ chỉ biết học, biết chơi mà không chú ý đến những thay đổi trong nội tâm của con.
Mới đây, khắp các mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền câu chuyện thương tâm về một cô bé 10 tuổi đã nhảy sông tự tử, mà nguyên do chỉ vì một đôi giày.
Mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền câu chuyện thương tâm về một cô bé 10 tuổi đã nhảy sông tự tử chỉ vì một đôi giày. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, cô bé được cha mẹ cho đi tham quan trung tâm mua sắm, lúc đi ngang một tiệm giày dép, cô bé đã xin cha mẹ mua cho mình một đôi giày giá hơn 200 tệ (hơn 700 nghìn đồng).
Thế nhưng, thay vì lựa chọn cách nói chuyện mềm mỏng, cha mẹ cô bé đã quát rằng: "Con rõ ràng đã có giày để mang ở nhà, tại sao phải mua giày mới?". Khi bị cha mẹ từ chối, cô bé khóc nức nở muốn mua bằng được đôi giày vì bạn bẹ có nhưng mình lại không có. Thấy thái độ đòi hỏi của con gái, cha mẹ đã không kìm chế được mà đánh con gái giữa nơi đông người, bắt cô bé phải nín khóc và từ bỏ ý định đòi mua giày.
Thấy thái độ đòi hỏi của con gái, cha mẹ đã không kìm chế được mà đánh con gái giữa nơi đông người, bắt cô bé phải nín khóc và từ bỏ ý định đòi mua giày. (Ảnh minh họa) |
Những tưởng chỉ là một câu chuyện dạy dỗ con cái bình thường, thế nhưng 3 ngày sau, cha mẹ cô bé đã nhận được tin sét đánh. Bé gái đã để lại một bức thư tuyệt mệnh rồi nhảy sông tự tử. Sau khi biết được lý do, bố mẹ hối hận thì đã quá muộn, cô bé đã ra đi mãi mãi.
Trong lá thư cô bé đau lòng viết: "Cảm ơn bố mẹ đã nuôi con khôn lớn. Con thực sự thích đôi giày đó. Bố mẹ đã nhìn thoáng qua nhưng không những không mua mà còn đánh đập, mắng nhiếc con giữa chốn đông người. Con thấy rất tổn thương và đau khổ. Xin hãy tha thứ cho con, nhưng con không muốn sống nữa".
Các chuyên gia tâm lý đã khuyến cáo rằng, trẻ lên 10 là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển quá độ từ trẻ con thành người lớn, giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến hết độ tuổi học cấp 2. Phụ huynh không nên dùng những hình phạt đáng sợ giữa chốn đông người như đánh đập, mắng nhiếc. Cách thức giáo dục này sẽ khiến lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ vỡ vụn, sự tự chủ của một đứa trẻ sẽ trở nên còi cọc.
Đánh đập, mắng nhiếc chốn đông người sẽ khiến lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ vỡ vụn, sự tự chủ của một đứa trẻ sẽ trở nên còi cọc. (Ảnh minh họa) |