Chi phí cho mỗi lần điều trị mỡ máu không quá tốn kém, song thật bất ngờ khi tính tổng chi phí điều trị cho một người có mỡ máu cao (chưa kể đến biến chứng) sẽ cao gấp 40 – 50 lần so với bệnh cấp tính.
Mỡ máu cao giống như bệnh mạn tính
Xu hướng bệnh tật tại Việt Nam và thế giới đang thay đổi chóng mặt. Nếu như trước đây những bệnh truyền nhiễm và cấp tính thường gặp phải, là mối đe dọa lớn cho ngành Y tế; thì hiện nay các bệnh không lây nhiễm như mỡ máu cao, bệnh tim mạch hay ung thư mới là nguyên nhân gây nhiều tổn thất nặng nề cả về tính mạng lẫn tiền bạc.
Đặc điểm của mỡ máu cao là âm thầm phát triển qua thời gian dài và rất hay tái phát trở lại. Bệnh không thể chữa khỏi bằng vacxin, không thể chữa khỏi hoàn toàn, các chỉ số sẽ hạ nhưng rất dễ tăng cao trở lại chứ không ổn định luôn luôn.
Thống kê từ Bộ Y tế Việt Nam cho thấy tỉ lệ mắc mỡ máu cao có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Bệnh thường dẫn đến các biến cố ở tim mạch, não bộ. Cụ thể là các bệnh như: gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não, …
Gánh nặng mỡ máu cao về mặt sức khỏe
Mỡ máu cao nói riêng và bệnh mạn tính nói chung hiện đang đứng đầu về nguyên nhân tử vong và tàn tật. Bệnh không gây chết người ngay lập tức, nhưng lại giết người bằng những biến cố nguy hiểm ở tim, não, mạch máu. Cụ thể biến chứng nguy hiểm nhất của mỡ máu cao là bệnh tim mạch. Mỗi năm trên thế giới nhồi máu cơ tim gây chết 7,2 triệu người, đột quỵ (nhồi máu não và xuất huyết não) gây chết 5,5 triệu người, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác là thủ phạm gây chết 3,9 triệu người.
Nguyên nhân gây mỡ máu cao là do sự tác động lâu dài của các yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý, chế độ ăn uống và quá tải chức năng, …
Gánh nặng mỡ máu cao về mặt kinh tế
Điểm đặc biệt của bệnh mỡ máu cao và nhóm bệnh mạn tính là cần hạ các chỉ số về mức an toàn và áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài để phục hồi sức khỏe, cải thiện thể trạng và ngăn ngừa biến chứng.
Khi đã có biến chứng do mỡ máu cao, cần điều trị song song cả mỡ máu và các biến chứng kéo theo. Việc điều trị mỡ máu (và có thể là cả các bệnh kéo theo khác như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, …) không chỉ mỗi việc dùng thuốc mà còn có thể là các bài tập luyện phục hồi chức năng, các loại thuốc thảo dược, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khi đã hạ được các chỉ số, người có mỡ máu vẫn cần sử dụng các biện pháp để phòng ngừa việc các chỉ số sẽ tăng trở lại. Nếu việc kiểm soát thất bại, người bệnh cần tiếp tục có những đợt điều trị với liều chuyên sâu để hạ nhanh các chỉ số. Điều này có nghĩa là người có mỡ máu cao sẽ phải đối mặt với nguy cơ sử dụng thuốc lâu dài nếu không muốn nói là suốt đời.
Đối với một số trường hợp nặng hơn, cần có sự can thiệp của phẫu thuật và các máy móc hỗ trợ chuyên biệt khác.
Tựu chung lại, theo tính toán của các chuyên gia y tế, chi phí điều trị mỡ máu cao có thể gấp tới 40 – 50 lần so với chi phí điều trị các bệnh cấp tính. Như vậy, đây quả thực là gánh nặng về kinh tế cho người bệnh.
Phòng ngừa và sống chung an toàn với bệnh
Phòng bệnh là biện pháp thông minh và ít tốn kém nhất. Trong đó có các biện pháp về ăn uống, tập luyện. Đối với nam giới và phụ nữ từ 50 tuổi trở nên, nếu chưa có bệnh cần sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các sản phẩm nguồn gốc thảo dược đã được cấp phép lưu hành để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Khi đã bị mỡ máu việc chữa trị giúp bình ổn bệnh, hạn chế biến chứng và người bệnh hoàn toàn có thể lao động, sinh hoạt bình thường. Khi các chỉ số đã bình ổn, nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để chuyển từ việc sử dụng thuốc sang sử dụng thảo mộc tự nhiên nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải.
P.Q