Ít người biết loại hạt dân dã mà mình vẫn ăn lại có nhiều tác dụng đến thế, nào là trị ho bổ phổi, giảm cholesterol, chống lão hóa và cả ung thư.
Ngoài tên gọi là lạc (miền Bắc) hay đậu phộng (miền Nam), lạc còn được người ta đặt cho cái tên là “quả trường sinh”, bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Lạc là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm. Lạc chứa một lượng lớn Steroid thực vật, một chất rất có lợi cho sức khỏe con người.
Trong mỗi hạt lạc chứa khoảng 50% chất béo, 25% vitamin B1 và B2, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác, thường xuyên ăn đậu phộng sẽ có lợi cho cơ thể.
1. Nhuận phế trừ ho
Đậu phộng có nhiều chất béo rất tốt cho phổi, đồng thời dùng lạc có thể chữa được các chứng ho hen suyễn, khạc ra đờm và máu.
2. Nâng cao trí não
Não bộ muốn phát triển chúng ta cần rất nhiều protein, mà protein trong đậu phộng có chứa các axit amin thiết yếu, bao gồm lysine có thể làm tăng trí thông minh của trẻ em, axit glutamic và acid aspartic có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào và tăng cường dung lượng bộ nhớ của não.
3. Bổ huyết, thông sữa
Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.
Nếu lượng sữa mẹ không đủ thì việc sử dụng sữa đậu phộng để nuôi dưỡng bé cũng khá hiệu quả.
4. Chống lão hóa sớm
Các chất như catechin hoặc lysine là một thành phần quan trọng trong lạ, bổ sung những chất này sẽ giúp nhiều người có thể ngăn ngừa lão hóa sớm. Chính vì vậy mà nhiều nơi gọi lạc chính là 'quả trường sinh' là vì thế.
5. Đông máu, cầm máu
Trong dầu lạc có chứa một loạt các vitamin, các vitamin này giúp chúng ta có thể chiến đấu chống lại sự tan rã của fibrin - sợi tơ huyết, tiểu cầu thúc đẩy khả năng sản xuất tủy xương, một loạt các rối loạn chảy máu, không chỉ cầm máu, mà còn giúp ích, hiệu quả điều trị bệnh về động mạch vành.
6. Phòng ngừa ung thư đại tràng
Do tổ hợp những sợi dương chất trong đậu phộng có thể hòa tan được tiêu hóa trong cơ thể con người, giúp cơ thể người hấp thụ được các chất khác, nên nó giống như một miếng bọt biển, thấm hút chất lỏng và các chất khác, sau đó biến thành dải băng dài chất cặn bã và được thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn cùng với phân.
Khi các chất này đi qua đại tràng, chúng tiếp xúc với các chất độc hại có trong đại tràng, hấp thụ một số chất độc nào đó. Nhờ đó, làm giảm sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng và nguy cơ ung thư ruột kết.
Minh Khôi(T/h)