+Aa-
    Zalo

    Cháy rừng ở Amazon đạt mức kỷ lục: Khói đen nhấn chìm cả thành phố như ngày tận thế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bầu trời tối đen như mực vào giữa buổi chiều, còn mặt trời bị che phủ bởi khói và tro bụi do hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra tại Amazon.

    Bầu trời tối đen như mực vào giữa buổi chiều, còn mặt trời bị che phủ bởi khói và tro bụi do hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra tại Amazon.

    [presscloud]11778[/presscloud]

    Cháy rừng dai dẳng ở Amazon trong 17 ngày qua đã bùng phát thành thảm họa tồi tệ nhất lịch sử. Những hình ảnh từ vệ tinh của INPE cho thấy các vụ cháy rừng đã hủy hoại gần 73.000 ha trong năm 2019, chủ yếu là tại vùng rừng rậm Amazon. Con số này tăng tới 83% so với ghi nhận cùng kỳ năm 2018.

    Đầu tháng 8, bang Amazonas ở Brazil đã công bố tình trạng khẩn cấp khi số lượng vụ việc cháy rừng xảy ra tại địa phương ngày càng cao. Số lượng đám cháy đã đạt con số kỉ lục khi lên tới hơn 9000 vụ, được phát hiện bởi Trung tâm nghiên cứu không gian (INPE) của Brazil.

    Các nhà khoa học cảnh báo cháy rừng với quy mô lớn như hiện tại có ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Amazon được coi là lá phổi xanh của Trái đất, là nguồn cung cấp 20% lượng oxy trên toàn cầu, cũng như là nơi sinh sống của 3 triệu loài thực vật và động vật.

    Điều đáng lo ngại là khói đen tạo ra từ cháy rừng lan xa tới cả ngàn km. Khói đã phủ kín trời São Paulo, chất lượng không khí địa phương đã giảm đáng kể. “Người dân miền quê đã bắt đầu cảm thấy rõ ảnh hưởng của khói, bởi không khí vốn dĩ trong lành đã bị thay thế bởi khói và bụi”, Alberto Shiguematsu, một người dân sống tại São Paulo cho hay. Trong suốt 10 năm Shiguematsu sống tại đây, chưa bao khói cháy rừng phủ kín trời như vậy.

    Những đám cháy dữ dội tại rừng Amazon. Ảnh: Mario Tama/Getty Images

    Các vụ cháy rừng tại Brazil gia tăng mạnh kể từ khi Tổng thống Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1/2019. Chính phủ đương nhiệm Brazil khuyến khích mở rộng đất trồng tại Amazon dẫn đến việc người dân đốt rừng để lấy đất canh tác.

    Các nhóm môi trường Brazil từ lâu đã vận động các nhà chức trách để cứu Amazon, cũng như đổ lỗi cho chính quyền tổng thống Bolsonaro vì đã gây nguy hiểm cho khu rừng này. Họ cáo buộc ông Bolsonaro kiểm soát môi trường và khuyến khích nạn phá rừng. 

    Nhạc sĩ người Colombia, Lido Pimienta mô tả đây là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. “Khi Nhà thờ Đức Bà bốc cháy, hàng triệu người đã bày tỏ sự quan tâm ở khắp nơi trên thế giới. Giờ đây lá phổi xanh của Trái đất đang bốc cháy dữ dội và chúng ta gần như không thấy lo lắng gì”, ông Pimienta viết.

    Các nhà hoạt động môi trường và các tổ chức như Quỹ Động vật hoãng dã Thế giới (WWF) cảnh báo rằng nếu Amazon bị tàn phá tới mức độ không thể khắc phục thì khu rừng này sẽ trở thành thảo nguyên khô và các loài động vật không còn nơi để trú ẩn. Nếu điều này xảy ra, thay vì là “lá phổi xanh” của thế giới thì nó có thể bắt đầu thải ra khí carbon- nguyên nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu.

    Bầu trời ban ngày ở Sao Paulo biến thành đêm. Ảnh: Twitter

    Ảnh: Twitter

    Ảnh: Twitter

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chay-rung-o-amazon-dat-muc-ky-luc-khoi-den-nhan-chim-ca-thanh-pho-nhu-ngay-tan-the-a289908.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan