+Aa-
    Zalo

    Châu Âu có những lựa chọn nào để ngừng phụ thuộc khí đốt Nga?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga được xem là một trong những vấn đề đang "làm khó" các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moscow.

    Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cách đây hơn 2 tháng, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, từ lệnh cấm đi lại đến đóng băng tài sản. Dù vậy, nhiều người cho rằng chỉ những biện pháp này là không đủ để đối phó với Nga và đã bỏ qua một vấn đề quan trọng là khí đốt. 

    Tuy nhiên, việc áp lệnh trừng phạt lên khí đốt Nga đến nay vẫn là một lựa chọn khá khó khăn với EU bởi các nước châu Âu đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng từ Moscow. Được biết, EU đã thông báo rằng họ có kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine. Trong đó, mục đích chính là giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga vào khối vào năm 2023.

    screen shot 2022 04 29 at 220723
    Các nước châu Âu vẫn đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga. Ảnh: Canva

    Ông Frans Timmermans, phó chủ tịch phụ trách Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu nhận xét: "Điều này là rất khó, nhưng có thể thực hiện được nếu chúng tôi sẵn sàng đi xa hơn và nhanh hơn so với những gì chúng tôi đã làm trước đây”.

    Quyết định cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga đã được đưa ra sau khi lo ngại rằng nhu cầu khí đốt của châu Âu có thể làm gia tăng căng thẳng trong xung đột ở Ukraine.

    Sergiy, một tổ chức có trụ sở tại Kyiv, Ukraine, nhận xét: "Khi châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, điều này  mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin rất nhiều tiền. Số tiền này hiện đã được chi cho hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine". 

    Các nhà lãnh đạo ở Châu Âu biết rằng việc từ bỏ các loại nhiên liệu hoá thạch là một ưu tiên trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến nay, khối này vẫn tiếp tục chi trả cho Nga tiền dầu và khí đốt - nhiên liệu không thể tái tạo, tạo ra một lượng lớn chất gây ô nhiễm không khí và nước độc hại và là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất.

    Khoảng 40% dầu và khí đốt của châu Âu được nhập khẩu từ Nga, trong đó, Đức là quốc gia EU phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn năng lượng này.

    Vào cuối tháng 2, ngay sau khi xung đột xảy ra ở Ukraine, Berlin đã tuyên bố hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trị giá 9,9 tỷ euro từ Nga. Đây là một tin tốt về mặt môi trườn nhưng lại không làm tổn thương Nga đủ nhanh vì đường ống này vẫn chưa hoạt động.

    Nhưng giờ đây, với việc giá dầu lần đầu tiên đạt mức 140 USD/thùng kể từ năm 2008 và nhập khẩu khí đốt dự kiến sẽ giảm trong những năm tới, các chính phủ đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế năng lượng.

    Brussels đang đẩy mạnh nỗ lực đa dạng hóa nhanh chóng các nhà cung cấp năng lượng và đang tiếp cận với các nhà xuất khẩu khí đốt khác như Mỹ, Na Uy, Qatar, Azerbaijan, Algeria, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Vào tháng 3/2022, các bộ trưởng năng lượng của các nước EU đã gặp nhau tại Brussels để thảo luận về cách ngừng phụ thuộc vào khí đốt nga. Tại đây, Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Pháp Barbara Pompili cho biết: "Chúng tôi phải chuẩn bị cho mọi khả năng".

    Bà nhận xét EU có đủ lượng khí đốt và dầu dự trữ để chịu được sự gián đoạn ngắn hạn, "tuy nhiên, lại có vấn đề về nguồn cung dài hạn".

    Các bộ trưởng đã thảo luận về việc hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine bằng cách đẩy nhanh một liên kết đã được lên kế hoạch giữa lưới điện của Ukraine với châu Âu, điều này sẽ giúp nước này độc lập hơn với Nga.

    Cuộc khủng hoảng cho thấy việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu không chỉ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu mà còn là vấn đề an ninh khu vực. Được biết, khí đốt không phải sự lựa chọn duy nhất cho EU và vẫn con đường để khối này thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. 

    Khí hoá lỏng (LNG)

    Khí đốt vẫn một vấn đề lớn ở châu Âu và mặc dù mùa đông sắp kết thúc, nhu cầu nhập khẩu vẫn còn. Trong đó, Na Uy, nhà cung cấp lớn thứ hai của Châu Âu sau Nga, và nước này đang hoạt động với công suất tối đa.

    Hiện EU đang dần cắt giảm nhập khẩu từ Nga, các nước châu Âu có thể phải chuyển hướng sử dụng khí hóa lỏng (LNG) nhiều hơn. Mặc dù LNG được coi là nhiên liệu sạch nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch nhưng đó vẫn là nhiên liệu hóa thạch và vẫn góp phần gây ra thiệt hại không thể phục hồi đối với khí hậu.

    Đây là sự lựa chọn có thể lấp đầy khoảng trống về nguồn nhiên liệu của châu Âu trong ngắn hạn. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng không có đủ LNG để đáp ứng tất cả các nhu cầu năng lượng của châu Âu.

    Được biết, Đức đặc biệt đang tìm cách nhập khẩu LNG từ Qatar và mua khí đốt từ các quốc gia châu Âu khác. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu cũng có thể xây dựng hai trong số các thiết bị đầu cuối LNG của riêng mình trong nước. Trong khi đó, Ý đang xem xét việc tăng nguồn cung cấp khí đốt từ Algeria. Algeria, quốc gia có đường ống dẫn đến Tây Ban Nha và Ý và một nhà ga LNG lớn tại Skikda, đã thúc đẩy sản lượng dầu và khí đốt trong năm ngoái lên 5%. Đường ống này đến Ý thậm chí có thể có công suất dự phòng có thể được sử dụng để tăng nguồn cung cho toàn châu Âu.

    Than đá

    Dù gây nhiều tranh cãi hơn LNG nhưng nhiều người dự đoán rằng EU có thể phải dùng đến kế hoạch kích hoạt lại các nhà máy than cũ đã ngừng hoạt động.

    Than đá được coi là nhiên liệu hóa thạch tồi tệ nhất. Đây là nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm nhất, chịu trách nhiệm cho sự nóng lên toàn cầu. Quay trở lại sử dụng than đá sẽ là một thảm họa cho tương lai của hành tinh chúng ta.

    screen shot 2022 04 29 at 220730
    Than đá là một lựa chọn gây tranh cãi. Ảnh: Canva

    Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với đài phát thanh Deutschlandfunk: "Trong ngắn hạn, có thể là để đề phòng và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, chúng ta phải để các nhà máy chạy bằng than ở chế độ chờ và thậm chí có thể để chúng hoạt động". 

    Các nước châu Âu đã và đang dần ngừng vận hành cơ sở hạ tầng sử dụng than đá trong những năm gần đây, khi thị trường hướng tới một tương lai xanh hơn, ít carbon hơn.

    Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng năng lượng leo thang, ông Carlos Torres Diaz, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Điện và Khí tại Rystad Energy nhận định "than vẫn là một thành phần quan trọng của hỗn hợp điện, đặc biệt là khi độ tin cậy của các nguồn năng lượng khác được đặt ra nghi vấn". 

    Nếu Đức quay lại sản xuất than, nước này sẽ đi ngược lại lời hứa "xanh" của mình là loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2030.

    Năng lượng tái tạo

    Một trong những lựa chọn được đánh giá cao của EU có thể là năng lượng tái tạo. Một số nhà lãnh đạo châu Âu đang nói rằng xung đột Ukraine được coi là cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm cả các nhà máy hạt nhân.

    Đức đang đặt mục tiêu tăng tốc độ phát triển năng lượng mặt trời của mình cùng với các dự án gió trên đất liền và ngoài khơi. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, một thành viên hàng đầu của đảng Greens, cho biết việc mở rộng năng lượng tái tạo nhanh hơn là "chìa khóa" để giảm sự phụ thuộc của Đức vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

    Năng lượng hạt nhân cũng là một sự lựa chọn sạch. Sản lượng điện hạt nhân đã tăng 6% vào năm 2021 so với năm 2020 và là nguồn đóng góp lớn nhất vào sản xuất điện ở châu Âu kể từ năm 2014. Điểm trừ ở thời điểm hiện tại là nhiều nhà máy điện hạt nhân đã kết thúc "vòng đời" và việc xây dựng lại rất tốn kém. Thời gian hoạt động trung bình của các nhà máy này chỉ khoảng 40 năm.

    screen shot 2022 04 29 at 220735
    Các nước châu Âu cũng đang cân nhắc thúc đẩy năng lượng tái tạo. Ảnh: Canva 

    Nhập khẩu nhiên liệu dựa trên hydro sạch cũng có thể đóng một vai trò trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ ra rằng châu Âu có thể bị tổn hại bởi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong nhiều thập kỷ nữa nếu họ theo đuổi một lộ trình hydro nhất định.

    Theo Tiến sĩ Max Lacey-Barnacle, Nghiên cứu viên về Chuyển đổi Chỉ trong Đơn vị Nghiên cứu Chính sách Khoa học (SPRU) tại Trường Kinh doanh Đại học Sussex, Nga đang đẩy mạnh các kế hoạch hydro của mình. Ông chỉ ra: "Xem xét thị trường hydro mới nổi là một cơ hội thương mại quan trọng, Nga đang nhắm mục tiêu 20% thị phần hydro toàn cầu vào năm 2030, với khoản đầu tư 127 triệu USD trong 3 năm tới và tham vọng trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng hydro hàng đầu thế giới".

    Tuy nhiên, Australia cũng là một nhà cung cấp hydro tiềm năng. Một nghiên cứu mới cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo đẳng cấp thế giới của Nam Australia sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho quốc gia này trong cuộc đua cung cấp hydro sạch cho châu Âu thông qua cảng Rotterdam.

    Ông Frans Timmermans, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhận xét: "Nếu chúng ta thực sự muốn thoát khỏi sự phụ thuộc dài hạn, chúng ta phải đầu tư vào năng lượng tái tạo và chúng ta cần làm điều đó nhanh chóng". 

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đồng tình với quan điểm trên và nói thêm: "Chúng ta phải độc lập khỏi dầu mỏ, than và khí đốt của Nga".

    Minh Hạnh (Euro News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chau-au-co-nhung-lua-chon-nao-de-ngung-phu-thuoc-khi-dot-nga-a535943.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan