+Aa-
    Zalo

    Chàng trai phải cắt bỏ 2/3 dạ dày ở tuổi 26 vì thói quen "giết người thầm lặng"

    (ĐS&PL) - Chàng trai có các triệu chứng như đau bụng thường xuyên, chóng mặt, chân tay yếu, phân sẫm màu, và sau khi đi khám được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày.

    Tiểu Hoàn (26 tuổi, Trung Quốc) cách đây một tháng luôn cảm thấy đau bụng trên, chóng mặt, chân tay yếu. Anh cũng nhận thấy phân của mình luôn có màu sẫm. Nghĩ bản thân mắc bệnh dạ dày mãn tính, mỗi lần lên cơn đau, anh chỉ uống một ít thuốc. Mặc dù các bác sĩ đã khuyên anh nên nội soi dạ dày nhiều lần nhưng Tiểu Hoàn chưa bao giờ thực hiện vì cho rằng điều đó thật phiền phức. "Tôi còn trẻ, không có bệnh gì nghiêm trọng cả!". 

    Hai tuần trước, dưới sự nhắc nhở nhiều lần của mẹ, Tiểu Hoàn mới miễn cưỡng đến bệnh viện để nội soi dạ dày, kết quả cho thấy anh mắc căn bệnh ung thư tuyến hang vị dạ dày. May mắn thay, xung quanh tổn thương chỉ sưng hạch và không có di căn xa rõ ràng. 

    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ 2/3 dạ dày và các hạch bạch huyết xung quanh. Quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, nhưng thời gian tiếp theo đó, Tiểu Hoàn vẫn phải tiến hành hóa trị bổ trợ.

    Tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ biết rằng Tiểu Hoàn có thói quen gọi đồ ăn mang đi với tần suất 300 lần/năm, thường xuyên đi ăn thịt nướng và uống nước, thức khuya, ăn đêm... Tính tất cả lại thì mọi thứ diễn ra tới 400 lần/năm, tức ngày nào anh cũng mắc phải những thói quen xấu này, thậm chí có ngày còn mắc phải tới 2-3 lần. Chính những thói quen xấu lặp đi lặp lại này là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hiện tại của anh.

    Ung thư dạ dày "chuộng" 5 kiểu người này

    Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

    Nhiễm HP có thể gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, nhiều khả năng tiến triển dần từ viêm mạn tính - viêm teo dạ dày - chuyển sản ruột đến ung thư dạ dày dưới tác động của nhiều yếu tố như môi trường bất lợi và chế độ ăn uống.

    Ngay từ năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê vi khuẩn HP là chất gây ung thư loại 1 (chắc chắn gây ung thư cho con người). Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày ở những người bị nhiễm HP cao gấp 2,04 lần so với những người không bị nhiễm.

    Việc tiêu diệt vi khuẩn HP không những có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày mà còn giảm nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày. Ngay cả ở những người đã phát triển ung thư dạ dày, liệu pháp loại bỏ có thể làm giảm nguy cơ tái phát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc loại bỏ nhiễm vi khuẩn HP có liên quan đến việc giảm 46%, 39% và 51% nguy cơ xuất hiện và tử vong do ung thư dạ dày, cũng như nguy cơ tái phát ung thư dạ dày.

    Người có chế độ ăn uống và thói quen không tốt

    Bao gồm chế độ ăn nhiều muối, thường xuyên ăn dưa muối, đồ hun khói, chiên và rán, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, cùng thói quen ăn uống thiếu chất.

    Ung thư dạ dày "chuộng" 5 kiểu người này.

    Ung thư dạ dày "chuộng" 5 kiểu người này.

    Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Ung thư Hoa Kỳ (WCRF/AICR) đã liệt kê việc ăn quá nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư dạ dày. Ăn quá nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến teo niêm mạc, tăng tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, từ đó thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy rằng cứ tăng 5g/ngày lượng muối ăn vào có liên quan đến việc tăng 12% nguy cơ ung thư dạ dày.

    Những người hút thuốc

    Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, hút càng nhiều và thời gian hút càng lâu thì nguy cơ ung thư dạ dày càng cao.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư dạ dày đối với những người đang hút thuốc và những người đã từng hút thuốc lần lượt là 1,61 lần và 1,43 lần so với những người không hút thuốc.

    Người uống rượu nhiều

    Khi rượu đi vào cơ thể con người, trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra một lượng lớn acetaldehyde - chất được IARC liệt vào danh sách chất gây ung thư hàng đầu.

    Mối liên quan giữa uống rượu và nguy cơ ung thư dạ dày có liên quan chặt chẽ đến số lượng và thời gian uống rượu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng so với những người không uống rượu, những người uống rượu và những người uống nhiều rượu (≥50g ethanol/ngày) có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày lần lượt là 7% và 20%.

    Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày

    Khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư dạ dày có người thân cấp 1 (cha mẹ, con cái và anh chị em ruột của cả cha và mẹ) cũng bị ung thư dạ dày.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thân thế hệ thứ nhất bị ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 185%, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình. Ngoài ra, khoảng 1-3% trường hợp ung thư dạ dày là do hội chứng ung thư dạ dày di truyền.

    Ung thư dạ dày "sợ" nhất bạn làm 3 điều này

    Ăn nhiều rau và trái cây

    Ung thư dạ dày "sợ" nhất bạn làm 3 điều này.

    Ung thư dạ dày "sợ" nhất bạn làm 3 điều này.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng tiêu thụ rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Một nghiên cứu tiến cứu lớn cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả nhất có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 44% so với những người ăn ít trái cây và rau quả nhất.

    Rau và trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ chính. Một nghiên cứu cho thấy so với những người có lượng chất xơ ăn vào thấp, những người ăn nhiều có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 42%; và cứ tăng 10g/ngày lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn 44%.

    Ngồi ít hơn và vận động nhiều hơn

    Hoạt động thể chất thường xuyên và ít thời gian ngồi một chỗ có thể giúp ngăn ngừa béo phì và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

    Cố gắng kết hợp hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần, nhằm đạt được thời lượng hoạt động thể chất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị là ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc một lượng tương đương của cả hai cộng lại.

    Sàng lọc kịp thời

    Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày là những người từ 45 tuổi trở lên có bất kỳ điều kiện nào sau đây đều nên sàng lọc từ sớm:

    - Sinh sống lâu dài ở những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao;

    - Nhiễm vi khuẩn HP;

    - Mắc các bệnh tiền ung thư dạ dày như viêm teo dạ dày mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, dạ dày còn sót lại sau phẫu thuật, viêm dạ dày phì đại, thiếu máu ác tín hoặc có tiền sử ung thư dạ dày;

    - Gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày;

    - Có các yếu tố nguy cơ cao khác gây ung thư dạ dày: ăn nhiều muối, hút thuốc, uống nhiều rượu...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chang-trai-phai-cat-bo-2-3-da-day-o-tuoi-26-vi-thoi-quen-giet-nguoi-tham-lang-a417107.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan