Dù mắc hội chứng Down nhưng chàng trai Nông Văn Dũng (Đắk Lắk) vẫn kiên trì tới trường suốt 10 năm để học lớp 1.
Hình ảnh Cu Tý ngồi học bài cùng trẻ em trong xóm. Ảnh: Trí thức trẻ. |
Nghị lực phi thường của chàng trai bị Down
Các thầy cô trường tiểu học Quang Trung xã Krông Nô, huyện Lak, tỉnh Đắk Lắk không ai còn lạ lẫm với Nông Văn Dũng (22 tuổi) hay được mọi người gọi là Cu Tý, một chàng trai mắc hội chứng Down dành gần chục năm học lớp một. Tuy nhiên do sức khỏe ngày một yếu, lên lớp không có khả năng tiếp thu kiến thức còn tuổi tác đã lớn nên nhà trường để gia đình đưa Dũng về nhà tự học.
Bố của em trầm ngâm hồi nhớ ngày ấy Dũng thích đi học lắm, hôm nào cũng đến lớp kể cả khi nhà trường tổ chức lao động. Hồi Cu Tý còn bé bố mẹ đã sắm vở và bút để tự dạy cho con tại nhà nhưng em không thích bởi ngồi ngoài sân nhìn ra đường thấy các bạn được mặc bộ đồng phục rất đẹp, sáng nào cũng thế, bố em liền quyết định đưa Cu Tý đến trường, năm 7 tuổi em nhập học vào lớp một. Dũng biết viết chữ, biết đọc được các số đếm từ 1 đến 10 nhưng khi hỏi ngược lại thì em phải suy nghĩ và không đáp lại được ngay.
Cô Thuần – giáo viên chủ nhiệm mà em rất yêu quý luôn động viện để Cu Tý đi học, gia đình em thuộc diện hộ nghèo được cấp dụng cụ học tập miễn phí đấy là động lực để Dũng đến lớp, năm lên 10 tuổi em đã tự đi bộ đến trường trên quãng đường dài hơn 1 cây số. Có lần Cu Tý đi học về bị người ta tạt nước ướt nhẹp, bị trêu chọc còn bị đánh nhưng em vẫn đến trường.
Như thường lệ, em thức dậy và chuẩn bị đi học thì bố em đã khuyên suốt 1 tuần liền "Con ốm rồi! nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ làm những công việc nhỏ thôi, mẹ sẽ dạy chữ cho con" Cu Tý mới chịu ở nhà và nghỉ học cho đến giờ, em cũng có ước mơ được trở thành một thầy giáo nhưng thực quá xa vời.
Khát khao trở thành thầy giáo
Nghỉ học ở nhà, Cu Tý bắt đầu đem sách vở bút mà mình có phân phát cho đám trẻ. Những tưởng đây là trò chơi của con nít, nhưng bố mẹ các bé lại rất vui và an tâm để Cu Tý đứng lớp, một phần lớp học ấy giúp các em nhỏ vừa chơi vừa học Cu Tý có thể dạy cho các em đếm số và bảng chữ cái, phần khác Cu tý được thỏa niềm đam mê trở thành thầy giáo. Với Cu Tý hôm nào cũng là ngày khai giảng bởi hôm nào em cũng chỉ dạy đếm số, dạy hát dạy bảng chữ cái lặp đi lặp lại suốt hai năm nay.
Bố mẹ Cu Tý đã lớn tuổi, người ta hay nhắc đến ông với cái tên Ông Nhạc què.
"Cu Tý như thế thôi mà thương bố mẹ lắm, mấy năm nay sức khỏe nó cũng khá lên nhiều" - Bác nói đầy tự hào, mặc dù có dấu hiệu chậm phát triển nhưng Dũng vẫn có thể đi học, có thể đọc viết và làm toán và đặc biệt nó có thể dạy học... Hằng ngày Cu Tý phụ trách nấu cơm, giặt quần áo cho mẹ, phụ bố mẹ chăm cà phê, bẻ ngô và vác được đồ nặng tầm 20kg.
Có ai hỏi em thương ai, Cu Tý cười tít mắt nói: "Tý thương bố mẹ nhất" lúc nào em cũng cười rất tươi mặc cho ngày mai cuộc đời mình như thế nào.
Cu Tý phụ giúp gia đình nấu cơm. Ảnh: Trí Thức trẻ. |
Nếu như ở Việt Nam có câu chuyện xúc động về nghị lực của chàng mắc căn bệnh Down mang tên Cu Tý thì trên thế giới cũng không hiếm những trường hợp tương tự. Cụ thể, vào tháng 7/2016, Griffin và em trai Turner - cậu bé mắc hội chứng Down - gây chú ý sau khi đoạn video phỏng vấn hai anh em được chia sẻ và thu hút hơn 160 triệu lượt xem trên mạng. Vẻ hồn nhiên, đáng yêu của hai cậu bé và tình cảm tuyệt vời các em dành cho nhau khiến cộng đồng mạng thế giới xúc động.
Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, hiện tại, các hình ảnh của Griffin và Turner từ việc đi học, sinh hoạt thường ngày đến những trò đùa nghịch vẫn thường được ông Robb Scott, bố của hai cậu bé, thường xuyên cập nhật trên trang cá nhân, thu hút hàng nghìn lượt yêu thích. Nhiều người để lại bình luận thể hiện sự xúc động khi thấy Griffin và Turner đều đã lớn hơn trước rất nhiều nhưng tình cảm hai anh em dành cho nhau thì vẫn vậy.
Hình ảnh hiện tại của hai anh em Griffin và Turner. |
Thanh Tùng (T/h)