+Aa-
    Zalo

    Chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài: Những hệ lụy từ việc “om văn bản”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ba dự án: La Sơn - Túy Loan, Quốc lộ 20 và Thủy điện Hồi Xuân, dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn xảy ra việc chậm thanh toán.

    Ba dự án: La Sơn - Túy Loan, Quốc lộ 20 và Thủy điện Hồi Xuân, dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn xảy ra việc chậm thanh toán. Việc này là do các bộ, ngành đã không quyết liệt trong công tác tham mưu cho Chính phủ. Đồng thời, việc xử lý thiếu triệt để, dẫn tới chậm tiến độ, cuối cùng chúng ta vẫn phải trả tiền, còn phải gánh thêm lãi.

    Ngân hàng Thế giới đã có thư gửi bộ Tài chính đề xuất 3 phương án trả nợ nhanh nguồn vốn cho IDA, với thời hạn trả lời trước 30/11 đối với 3 dự án, trong đó có dự án La Sơn – Tuý Loan.

    “Om” văn bản hơn 5 tháng ?!

    Mới đây, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải (GTVT), Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác định trách nhiệm của các đơn vị về việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài đối với 3 dự án: La Sơn – Túy Loan (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 20 và Thủy điện Hồi Xuân.

    Theo thông tin được công bố thì việc bố trí nguồn vốn để trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho dự án La Sơn –Túy Loan và Quốc lộ 20 thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương bố trí trong chi đầu tư hằng năm của bộ GTVT để thanh toán nợ khi đến hạn trả.

    Theo thông tin từ bộ GTVT thì Thủ tướng đã quyết định sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ 4 đợt cho dự án La Sơn – Túy Loan, tổng số 104 triệu USD, còn thiếu khoảng 500 triệu USD để hoàn thành dự án. Dự án Quốc lộ 20 đã trả 2 đợt, tổng số 31 triệu USD, còn thiếu hơn 100 triệu để hoàn thành dự án. Do trả chậm nên 2 dự án này đều phát sinh và phải trả lãi phạt.

    Đối với dự án La Sơn – Túy Loan, qua 4 đợt, bộ GTVT đều kiến nghị trả trước 1-2 tháng nhưng quy trình thủ tục sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ rất phức tạp nên thường trả chậm.

    Trong khi đó, theo thông tin mà PV báo ĐS&PL có được thì từ ngày 21/6, Ngân hàng Thế giới (WorldBank) đã có thư gửi bộ Tài chính đề xuất 3 phương án trả nợ nhanh nguồn vốn cho Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (IDA), với thời hạn trả lời trước 30/11.

    Tuy nhiên, mãi tới ngày 5/12 (tức hơn 5 tháng), bộ Tài chính mới có văn bản trình Thủ tướng nhưng văn bản này chưa được lấy ý kiến các cơ quan liên quan và cũng không kiến nghị thời hạn phía Việt Nam trả lời Ngân hàng Thế giới về phương án trả nợ nhanh.

    Thế nhưng bộ Tài chính lại “ngâm” văn bản hơn 5 tháng mới báo cáo (ảnh dự án Thuỷ điện Hồi Xuân).


    Lời giải...

    Trước thông tin về vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng, không thể để vài ba dự án có nợ đọng vốn vay của nước ngoài làm ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Đồng thời, phải tập trung xử lý, truy trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể, trong đó có người đúng đầu, tránh lặp lại trường hợp tương tự.

    “Trong vụ việc này, tôi cho rằng, các bộ xử lý quá chậm, không có sự phối hợp để giải quyết và tình trạng này là không thể chấp nhận được. Bởi vì chỉ một vài dự án cụ thể nhưng đang làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Rõ ràng ở đây là có sự vô trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước và nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn là uy tín. Câu chuyện này là rất đáng trách và phải rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời, phải có biện pháp xử lý cụ thể, tránh lặp lại. cố làm sao công việc thông suốt và nhịp nhàng, hiệu quả”, TS Hoàng Văn Thắng, trường đại học Công nghệ TP.HCM chia sẻ.

    Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thành Thông cũng cho rằng: “Không thể tin được lại có sự việc này diễn ra, bởi vì, thà như chúng ta không có tiền để trả nợ thì đã đành nhưng đằng này, theo thông tin mà tôi biết thì tiền đã có sẵn nhưng lại không biết để thanh toán. Đây là điều hết sức vô lý và cần phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan, trong đó không thể không nói đến vai trò của người đứng đầu của các Bộ, đặc biệt là bộ Tài chính”.

    Cần làm rõ trách nhiệm và động cơ của việc “lưu kho” văn bản tới hơn 5 tháng của bộ Tài chính cũng là điều mà nhiều ý kiến được đưa ra.

    “Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông Mai Tiến Dũng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là các Bộ phải làm rõ trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Đặc biệt trong đó phải truy cứu trách nhiệm của cá nhân cụ thể để xảy ra sự việc này...”, ông Trần Quang Thanh, Giám đốc một doanh nghiệp đầu tư tài chính tại TP.HCM chia sẻ thêm.

    “Nếu cần thiết thì đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ động cơ vì sao “om” văn bản này, giữ làm gì và quy rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong đó không thể không nói đến vai trò của người đứng đầu là Bộ trưởng. Do đó, cần phải quyết liệt hơn để không chỉ giải quyết vấn đề này mà nhằm phòng ngừa, có cách quản trị, quản lý tốt hơn đối với những vấn đề trong thời gian tới. Bởi, uy tín của Việt Nam trên thương trường quốc tế ngày được nâng lên thì không hà cớ gì lại bị những việc như thế này ít nhiều ảnh hưởng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thành Thông nói thêm.

    “Vụ việc này cũng cho thấy sự phối hợp giữa các bộ ngành là chưa tốt, cần phải được khắc phục. Mặc dù, xưa nay tôi nhận thấy nhiều Bộ, ngành, đơn vị liên quan cứ đến hàng năm là tổ chức ký kết hợp tác. Thế nhưng hiệu quả là chưa cao, điển hình nhất là trong vụ việc này, do đó, phải khẩn trương khắc phục”, ông Thanh khuyến nghị.


    Chí Thanh

    Bài đăng ấn phẩm báo giấy Đời sống & Pháp luật số 205

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cham-thanh-toan-tra-no-nuoc-ngoai-nhung-he-luy-tu-viec-om-van-ban-a306141.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan