Chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ não
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong giai đoạn phục hồi, đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh. Tùy vào tình trạng thực tế về mức độ nghiêm trọng, thói quen ăn uống, tiền sử bệnh nền,... các bác sĩ sẽ có lời khuyên về dinh dưỡng phù hợp đối với từng người. Nếu người bệnh không thể tự ăn qua đường miệng, cần hỗ trợ ăn qua sonde. Những thực phẩm sau đây cần ưu tiên trong khẩu phần ăn hàng ngày của người đột quỵ:
- Cá: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều acid béo không bão hòa, cholesterol tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Một số loại cá nên bổ sung cho người bệnh đó là: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá nước ngọt khác,...
- Rau, củ, quả: Giúp cung cấp lượng chất xơ dồi dào, bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa và giúp giảm cholesterol máu. Một lưu ý dành cho người bệnh đang sử dụng các thuốc kháng vitamin K đường uống, nên hạn chế sử dụng một số loại rau xanh như: Cải bắp, súp lơ,.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nên sử dụng sữa không đường, ít béo, cung cấp chất xơ. Có thể sử dụng các loại sữa cho người tiểu đường, sữa chuyên biệt cho người mới ốm dậy. Ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa chua, sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa mè đen…)
Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ vận động
Nghiên cứu cho thấy, người bệnh đột quỵ cần được vận động càng sớm càng tốt. Vận động sau đột quỵ là một chương trình có kế hoạch giúp người bệnh tập luyện để có thể đứng, đi lại dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật viên và người thân.
Tùy vào mức độ bệnh và khả năng của người bệnh mà chế độ tập luyện sẽ đi theo chu trình từ dễ đến khó bao gồm: Tập vận động trên giường, ngồi bên mép giường, ra khỏi giường (ngồi trên ghế, đứng lên, đi lại). Cụ thể:
- Bài tập nằm: Hướng dẫn cách người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng sang bên liệt.
- Bài tập ngồi: Thực hiện tập ngồi với bóng cao su, tập thăng bằng
- Bài tập đứng: Tập đứng thăng bằng có trợ giúp (từ kỹ thuật viên, người thân hoặc dụng cụ hỗ trợ); Tập đứng không có trợ giúp: Đứng thăng bằng với bàn xoay, bàn nhún.
- Các bài tập di chuyển: Tập di chuyển với các dụng cụ hỗ trợ (gậy. khung di chuyển, nạng, nẹp gỗ, máy đi bộ), tập lên xuống cầu thang
Các bài tập nhằm mục đích tăng cường sức cơ, tăng khả năng phối hợp các động tác, kích thích lưu thông tuần hoàn, phục hồi chức năng đi lại của người bệnh. Trong quá trình tập luyện cần theo dõi người bệnh đột quỵ. Nếu có dấu hiệu đuối sức cần cho nghỉ ngơi kết hợp động viên kịp thời. Việc tập vận động phục hồi chức năng rất quan trọng nhưng thường mất thời gian khá lâu mới có chuyển biến tích cực, do đó người bệnh thường chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Người chăm sóc cần có trách nhiệm động viên để kế hoạch luyện tập không đứt quãng, như vậy kết quả phục hồi mới cao.
Chăm sóc tâm lý cho người bệnh đột quỵ
Thống kê cho thấy, khoảng 30-50% người bệnh sau đột quỵ bị trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong khoảng thời gian điều trị bệnh. Điều này rất dễ hiểu bởi hầu hết các hoạt động từ vệ sinh cá nhân, người bệnh đều phụ thuộc vào người chăm sóc. Các di chứng như méo miệng, nói ngọng càng khiến người bệnh khó khăn giao tiếp với cộng đồng. Do đó họ thường cảm thấy tuyệt vọng, chán nản.
Vì vậy khi thấy người bệnh đột quỵ có dấu hiệu chán nản, không còn hứng thú với các sở thích trước kia, bị rối loạn giấc ngủ,... cần hỏi bác sĩ để kết hợp điều trị. Thường xuyên trò chuyện với người bệnh, khuyến khích họ tham gia các hoạt động trò chơi, giúp tinh thần vui vẻ hơn.
Chăm sóc vệ sinh cho người đột quỵ
Chăm sóc vệ sinh cho người bệnh đột quỵ cũng rất quan trọng bởi sẽ giúp họ tránh được một số nguy cơ viêm nhiễm nguy hiểm. Người bệnh đột quỵ cần được giữ sạch sẽ ở vùng da, khô thoáng, tránh lở loét, đặc biệt ở những khu vực tiếp xúc nhiều với giường.
Nên lăn trở người bệnh thường xuyên, xoa bóp để máu được lưu thông. Sử dụng nước ấm từ 37-45 độ C, phòng kín gió, sàn nhà tắm ít trơn trượt, chỉ nên tắm cho người bệnh từ 5–7 phút không nên tắm lâu quá.
Mỗi lần đi đại tiện hay tiểu tiện cần vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa viêm nhiễm. Nên hướng dẫn người bệnh những ký hiệu nhằm báo hiệu thời điểm muốn đi vệ sinh, sử dụng tã lót dùng một lần để việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Cải thiện di chứng đột quỵ nhờ sản phẩm chứa nattokinase
Bên cạnh việc luyện tập phục hồi chức năng, để cải thiện các di chứng sau đột quỵ, nhiều người bệnh đã lựa chọn các sản phẩm thiên nhiên. Một trong số những sản phẩm tiêu biểu, được chuyên gia khuyên dùng, đã được kiểm chứng lâm sàng, chuyên biệt cho người đột quỵ đó là Nattospes.
Ra đời từ năm 2006, Nattospes là sản phẩm đầu tiên tại nước ta có chứa thành phần chính nattokinase. Hiệu quả của Nattospes trên người bệnh đột quỵ được kiểm chứng tại 4 bệnh viện lớn: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Các kết quả đều cho thấy, Nattospes giúp hỗ trợ cải thiện các di chứng đột quỵ, giúp tăng tăng khả năng vận động, cải thiện tình trạng rối loạn ý thức, méo miệng, nói ngọng. Ngoài ra kết quả nghiên cứu Nattospes còn được đăng tải trên Tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới Pubmed.
Hiệu quả của Nattospes đến từ thành phần chính nattokinase. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh Nattokinase giúp làm tan cục máu đông (nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ). Khả năng tiêu huyết khối còn mạnh gấp 4 lần với plasmin Bên cạnh đó, nattokinase giúp làm giảm độ nhớt máu, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm huyết áp ở người cao huyết áp, giảm cholesterol, điều hòa đường huyết, ngăn chặn xơ vữa động mạch.
Kể từ khi ra đời đến nay, Nattospes đã giúp hàng ngàn người bệnh đột quỵ lấy lại cuộc sống của mình. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám (Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) từng bị méo miệng, không thể giao tiếp hay nói chuyện bình thường sau cơn tai biến. Tuy nhiên sau một thời gian kiên trì sử dụng Nattospes kết hợp châm cứu, tình trạng bệnh của ông ngày một cải thiện. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của ông Tám TẠI ĐÂY.
Chăm sóc người bệnh đột quỵ là cả một quá trình lâu dài. Đòi hỏi sự kiên trì ở cả người bệnh và người chăm sóc. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp việc chăm sóc người đột quỵ bớt khó khăn hơn. Bên cạnh đó, để kết quả cải thiện tốt nhất, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng mỗi ngày.
Lan Khuê
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.