+Aa-
    Zalo

    Chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày bị khởi tố: Không có cơ sở

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Theo Luật sư Hoàng, việc công an huyện Bình Chánh khởi tố anh Tấn theo Điều 159 là không có cơ sở.

    (ĐSPL) – Theo Luật sư Hoàng, việc công an huyện Bình Chánh khởi tố anh Tấn theo Điều 159 là không có cơ sở.

    Anh Nguyễn Văn Tấn (cư ngụ quận Bình Tân) mở cửa hàng bán phở nhưng chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày bị Công an huyện Bình Chánh (TPHCM) khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội “Kinh doanh trái phép” đang gây xôn xao dư luận. Để hiểu hơn về việc này, phóng viên có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Sỹ Hoàng - Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

    PV: Thưa luật sư, kinh doanh trái phép thì bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp của anh Nguyễn Văn Tấn như trên thì bị xử lý như thế nào?

    Luật sư Trần Sỹ HoàngKinh doanh trái phép là kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.

    Theo quy định của Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, tùy vào hành vi kinh doanh trái phép sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm; phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    Các biên bản xử phạt vi phạm hành chính, kết luận điều tra vụ án của Công an huyện Bình Chánh và cáo trạng của Viện KSND huyện Bình Chánh đối với quán phở của anh Nguyễn Văn Tấn. Ảnh Sài Gòn giải phóng.

    Ngoài hình phạt chính trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Còn đối với trường hợp của anh Tấn, theo những thông tin trên báo chí thì anh Tấn bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 159 BLHS. Cơ quan điều tra căn cứ vào dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” về hành vi “kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép”.

    Cũng theo thông tin trên báo chí thì sau khi bị xử phạt hành chính về hành vi “kinh doanh không đăng ký kinh doanh…” thì anh Tấn đã ngừng hoạt động kinh doanh. Nếu thực tế như vậy thì việc khởi tố anh Tấn theo Điều 159 là không có cơ sở bởi vì một trong những dấu hiệu cấu thành tội “Kinh doanh trái phép” là “đã bị xử phạt hành chính…” nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh trái phép như phân tích ở trên.

    Thưa luật sư, trong các biên bản xử phạt trên, công an huyện Bình Chánh có vi phạm quyền hạn chức vụ hay không?

    Công an quận, huyện có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm trên.

    Cụ thể, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trường hợp vi phạm bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức phải bị lập biên bản và được lập thành hồ sơ.

    Tuy nhiên, theo thông tin trên một bài báo có đoạn “Mặc dù biên bản kiểm tra chỉ ghi lỗi “không đăng ký kinh doanh” nhưng sở dĩ số tiền phạt lên đến 17 triệu đồng là vì Trưởng Công an huyện Bình Chánh đã tự phạt thêm 4 hành vi nữa”. Nếu thực tế có chuyện như vậy thì Công an huyện Bình Chánh đã vi phạm trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Theo nguyên tắc, các hành vi vi phạm hành chính phải được lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản và phải giao cho người/ tổ chức vi phạm 1 bản.

    Vì vậy, muốn ra quyết định xử phạt 4 hành vi “Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”; việc sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh là “Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín”; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”; không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm” thì trước hết phải lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi trên chứ không phải biên bản chỉ ghi lỗi “không đăng ký kinh doanh” mà “tự phạt thêm” 4 lỗi trên như báo đưa tin.

    Việc anh Tuấn ngưng kinh doanh để tiến hành các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhưng công an huyên Bình Chánh tiến hành kiểm tra VS ATTP và xử lý vi phạm hành chính về hành vi “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm”, theo anh có hợp lý hay không?

    Theo tôi, trường hợp này là hợp lý vì Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là 1 năm kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

    Quan điểm của luật sư về sự việc trên?

    Kinh doanh trái phép ở Việt Nam được xem là dạng tội phạm ít nghiêm trọng cho xã hội.

    Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (Khoản 4, Điều 8 BLHS). Với mức độ ít nghiêm trọng, thông thường sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Xin cảm ơn Luật sư!

    MINH PHÚC

    Cập nhật các bài viết liên quan tại chuyên mục : An Ninh Hình SựTin báo pháp luật mới
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cham-dang-ky-kinh-doanh-5-ngay-bi-khoi-to-khong-co-co-so-a142117.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan