(ĐSPL) - Cascadeur đóng thế phim Đoạt Hồn bị thương khi nhảy cầu, phải khâu mất 3 mũi.
Sử dụng Cascadeur đóng thế cho những cảnh quay nguy hiểm
Mở đầu phim bằng hình ảnh vô cùng ấn tượng: một cô gái rách rưới, máu me nhìn xa như là một hồn ma trên cầu, nhưng khi lại gần là một con người còn sống với ánh mắt đầy thù hận và đau khổ, cô ôm theo con rối nước và chuẩn bị nhảy cầu tự tử.
Đó là một góc máy và cảnh quay khá sáng tạo trong cảnh mở đầu phim Đoạt Hồn. Để có được phân đoạn đó, đoàn phim đã mất nguyên một buổi sáng để quay. Bắt đầu từ lúc 4h sáng, đoàn phim đến cầu Cồn Tiên để khảo sát địa điểm và tìm vị trí đặt góc máy. Sau đó là tạo hình cho diễn viên và hướng dẫn cho đội ngũ đóng thế cảnh này trong phim.
Trong vai Tuyết, Nhung Kate đã khá vất vả vào vai một cô gái nghèo, bị rơi vào bẫy của bọn buôn người. |
Trong vai Tuyết, Nhung Kate đã khá vất vả vào vai một cô gái nghèo, bị rơi vào bẫy của bọn buôn người, bị đánh đập dã man và kết thúc cuộc đời trong đau khổ. Khó nhất là Tuyết phải đứng ở bờ thành cầu để máy quay chỉa thẳng vào mặt lấy cảm xúc của cô trước khi quyết định nhảy cầu.
Lúc ấy khoảng giữa trưa trời rất nắng, ánh sáng chiếu thẳng vào mắt Tuyết và không có một sợi dây an toàn nào giữ Tuyết với thành cầu. Sau đó, đạo diễn Hàm Trần phải chọn một người đóng thế cảnh nhảy cầu cho Tuyết vì đây là cảnh quay thật và hoàn toàn không sử dụng hiệu ứng.
Vì Tuyết rất gầy và ốm yếu nên phải chọn một người có ngoại hình tương tự Tuyết, hóa trang cho thật giống và người đóng thế chỉ có 1 lần khoảng 5-10 giây để thực hiện cảnh đóng thế. Vì thế áp lực cho người đóng thế ở chỗ không thể thất bại. Và sau khi nhảy cầu, người đóng thế đã bị thương ở cổ, mặt và phải khâu mất 3 mũi.
Người đóng thế đã bị thương ở cổ, mặt và phải khâu mất 3 mũi sau khi nhảy cầu. |
Cảnh hù dọa không sử dụng nhiều kỹ xảo mà tạo cái sợ bên trong của mỗi người
Những cảnh hù dọa trong phim không phải thiết kế quá ghê rợn và tạo cho khán giả sợ hãi mà hướng tới cái sợ từ trong tâm của mỗi người. Vì thế, việc thiết kế hiện trường sao cho thật là công việc đòi hỏi cao. Bộ phim khai thác ngay cả tâm lý sợ hãi, cảm xúc qua biểu cảm trên gương mặt và cơ thể của diễn viên. Có thể kể đến những cảnh: Bé Ái run rẩy và giẫy dụa trong bồn tắm khi bị hồn ma nhập vào, cảnh ngón tay dài của Tuyết chỉ thẳng vào mặt bà Quyên (Minh Trang)…tất cả đều là thật chứ không hề lạm dụng kỹ xảo. Cái sợ khi xem Đoạt Hồn là sẽ không “hù” khán giả ngay lập tức mà sẽ ám ảnh họ ngay cả khi đã xem xong bộ phim.
Những cảnh quay dưới nước hay những cảnh hành động trong phim đòi hỏi quay phim phải làm việc thật nghiêm túc và liên tục. Cảnh Tuyết chìm dưới nước buộc cô phải ngâm mình dưới đó rất lâu để quay và quay phim bắt buộc cũng phải trôi nổi dưới nước như diễn viên. “Vai trò của quay phim rất là phức tạp bởi đạo điễn Hàm Trần là người đã có luôn những bộ phim ở trong đầu, nên cần phải hiểu rõ về động tác máy và di chuyển máy theo sự chuyển biến và thay đổi tâm lý của diễn viên.” Trang Công Minh - quay phim chia sẻ.
Dù là một phim kinh dị, thông điệp bộ phim vẫn là gia đình. Có thể diễn viên chưa thật sự từng trải trong đời thật, nhưng tham gia bộ phim họ đã có một trải nghiệm thực tế cho chính họ. Khán giả sẽ bắt gặp đâu đó hình tượng của mình trong mỗi nhân vật. Với một thông điệp đầy tính nhân văn, bộ phim sẽ khiến mỗi chúng ta học cách yêu thương và trân trọng những điều rất gần gũi ở xung quanh mỗi người.