Người phát ngôn của Công đảng, bà Rebecca Long-Bailey nhấn mạnh, chính phủ cần có sự đảm bảo cho 43.000 nhân viên và nhà cung cấp của công ty.
Ngày 15/1, Tập đoàn Carillion tuyên bố phá sản do tình trạng nợ nần chồng chất và không nhận được sự trợ giúp tài chính từ chính phủ, các ngân hàng ở Anh. Khoản nợ mà Carillion không có khả năng thanh toán là 1,5 tỷ Bảng, tức hơn 2 tỷ USD.
Công ty Carillion đã gặp khó khăn tài chính trong thời gian dài và hồi tháng 7/2017, hãng này đã lần đầu tiên đưa ra cảnh báo về tình trạng thua lỗ và lợi nhuận giảm mạnh. Ảnh: Getty |
Sự sụp đổ của Carillion được cho sẽ kéo theo sự gián đoạn của các dịch vụ công cộng ở Anh, bởi công ty này đang nắm giữ khoảng 450 hợp đồng xây dựng, quản lý, bảo trì dự án với chính phủ. Ngoài ra, số phận của 30.000 nhà thầu nhỏ làm ăn với Carillion cũng chưa biết như thế nào.
Từ tháng 7/2017 đến nay, giá trị thị trường của Carillion đã "bốc hơi" 90%, chỉ còn 61 triệu Bảng Anh.
Sau khi Công ty xây dựng và dịch vụ Carillion của Anh tuyên bố phá sản, ngày cùng ngày, Công đảng đối lập của nước này đã lên tiếng kêu gọi mở cuộc điều tra về hoạt động của chính phủ do đảng Bảo thủ cầm quyền khiến cho công ty này sụp đổ.
Carillion là nhà thầu tham gia nhiều dự án công ở Anh như xây trường học, đường sắt cao tốc High Speed Two có giá thầu lên tới hàng tỷ bảng Anh. Trong thời gian gần đây, công ty này đã gặp nhiều khó khăn về tài chính và đã cảnh báo tình trạng thua lỗ từ tháng 7-2017. Hôm qua 15-1, Carillon chính thức thông báo đóng cửa sau khi rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và không có sự hỗ trợ từ các ngân hàng Anh cũng như sự hậu thuẫn của chính phủ nước này.
Vũ Đậu (T/h)