Theo cáo buộc, Vân và Lâm đã chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng của nhiều người, bị hại trong vụ này là các đại gia bất động sản tại Sài Gòn.
Báo Dân Trí thông tin, ngày 14/3, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Lã Thị Thùy Vân (59 tuổi) và Lâm Phúc Lâm (61 tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa này do phẩm phán Phạm Hoài Nam là chủ tọa phiên tòa và dự kiến kéo dài đến ngày 20/3.
Hai bị cáo Lâm và Vân tại tòa - Ảnh: báo Người Đưa Tin. |
Báo Thanh Niên dẫn cáo trạng của TAND TP. HCM, năm 2006, vợ chồng Vân, Lâm lập 2 công ty, lợi dụng tình hình thị trường bất động sản TP.HCM đang sôi động nhờ chủ trương cho phép mua bán nhà được hóa giá, để lừa nhiều đại gia trong ngành bất động sản, bằng hình thức kêu gọi góp vốn, hợp tác đầu tư...
Cụ thể, vợ chồng Vân, Lâm sử dụng chung cư 64 Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để làm mồi “nhử” lôi kéo các đại gia, tổ chức... cùng hợp tác đầu tư, mua bán, thế chấp để rồi lừa chiếm đoạt được hơn 100 tỷ đồng và 100 lượng vàng SJC của 4 người bị hại.
Cũng với chung cư 64 Nguyễn Văn Trỗi, ngoài 4 bị hại trên, Vân và Lâm còn ký hợp đồng góp vốn, mua bán với 6 đại gia bất động sản tại TP.HCM với số tiền hơn 50 tỷ đồng và gần 3.000 lượng vàng SJC.
Riêng trường hợp ông N.X.T., ngoài số tiền bị mất gần 84 tỷ đồng trong hợp đồng góp vốn mua chung cư 64 Nguyễn Văn Trỗi; ông T. còn bị Vân, Lâm lừa đặt cọc 230 lượng vàng SJC để mua căn biệt thự số 293A Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận) và dụ ông T. trả trước tiền đặt cọc mua căn nhà 31 Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để chiếm đoạt của ông này thêm 8 tỷ đồng.
Với căn nhà 31 Nguyễn Văn Đậu và căn nhà 305 Phan Đình Phùng, căn nhà 223B Hoàng Văn Thụ (cùng Q.Phú Nhuận), cặp vợ chồng siêu lừa này đã nhận tiền đặt cọc, chiếm đoạt gần 22 tỉ đồng của 2 người bị hại khác.
Theo hồ sơ công an, Vân và Lâm đều có tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009): 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)