+Aa-
    Zalo

    Cấp quốc tịch cho robot, Ả Rập Xê Út bước vào kỷ nguyên đầu tư trí tuệ nhân tạo?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Robot Sophia, do ông David Henson thiết kế và có khuôn mặt mô phỏng theo nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ Audrey Hepburn.

    Robot Sophia, do ông David Henson thiết kế và có khuôn mặt mô phỏng theo nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ Audrey Hepburn.

    [presscloud]518[/presscloud]

    Sophia - tự mô tả là một robot hiện đại và mới nhất của công ty Hanson Robotics, đã bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào của mình trong sự kiện lịch sử. Cô là "một robot đầu tiên trên thế giới được mang quốc tịch" và sau đó đã cảm ơn Ả rập Xê út về sự biệt đãi này.

    Sophia, robot đầu tiên được cấp quốc tịch Ả rập Xê út - ẢNH: Reuters

    Sophia, do David Henson thiết kế, có khuôn mặt mô phỏng theo nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ Audrey Hepburn. Sophia có thể phản ánh những biểu cảm khác nhau giúp mọi người dễ dàng tương tác với cô.

    Trong cuộc nói chuyện trên nền tảng sáng kiến Android - Sorkin, Sophia đã trả lời một số lo ngại rằng robot có thể thay thế con người. Cô nói rằng không giống những bộ phim Hollywood, cô muốn sử dụng trí thông minh nhân tạo để giúp mọi người sống một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách thiết kế những ngôi nhà thông minh và xây dựng thành phố tốt hơn trong tương lai.

    Phát ngôn gây tranh cãi trước đó của Sophia - ẢNH: internet

    Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện của Sophia, cô đã tham gia một số cuộc phỏng vấn trên truyền hình với các nhà báo như Jimmy Fallon và Pierre Morgan, cũng như tại một phiên họp của Liên hợp quốc về trí tuệ nhân tạo và phát triển bền vững.

    Sophia làm dấy lên những lời chỉ trích đối với quốc gia

    Các phóng viên của Independent và BBC đã mỉa mai việc Ả rập Xê út trao toàn quyền công dân cho một robot nữ, trong khi những người phụ nữ tại đất nước này lại không được hưởng những quyền mà họ nên có. Họ cũng đưa ra lời chế diễu khi Sophia xuất hiện và phát biểu trong các hội nghị mà không hề đeo khăn trùm đầu và mạng che mặt như những phụ nữ Ả Rập khác.

    Ngoài ra Sophia còn không phải chịu “quyền được giám hộ” – đặc quyền mà những phụ nữ Ả rập Xê út đã đấu tranh vì nó trong suốt nhiều năm qua.

    Trang phục bắt buộc của những phụ nữ Ả rập Xê út - ẢNH: The Independent

    Nhà báo Mortada Hussein thể hiện sự ngạc nhiên của mình trước việc một robot có thể dễ dàng dành được quốc tịch còn những người lao động nước ngoài - đã dành phần lớn cuộc đời của họ tại quốc gia này và phải tuân theo hệ thống tài trợ không công bằng, thì lại không được công nhận là công dân.

    Tại sao Ả rập Xê út lại cấp quốc tịch cho Sophia?

    Nhiều tờ báo quốc tế đã tìm cách làm rõ các mục tiêu đằng sau động thái được cho là nỗ lực cho thấy một quốc gia quan tâm đến việc phát triển và đầu tư vào trí thông minh nhân tạo.

    Tờ New York Times mô tả trong một báo cáo về gói cải cách xã hội và kinh tế do Thái tử Mohammed bin Salman thực hiện rằng, đây là một nỗ lực để đa dạng hóa các nguồn của nền kinh tế và giải phóng xã hội bảo thủ của mình.

    Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman - Ảnh: NewsPatrolling

    Tờ báo Mỹ đánh giá những bước đi của quốc gia này nhằm phát triển năng lượng bền vững, năng lượng mặt trời; phát triển bền vững và đầu tư trong lĩnh vực robot cũng như trí tuệ nhân tạo, là một thông điệp gửi tới các nhà đầu tư, doanh nhân, trong và ngoài nước, rằng: " Ả rập Xê út đã trở thành một nơi mở cửa cho đầu tư ngay bây giờ."

    Các chuyên gia nhận định, Ả rập Xê út đã phải chịu hậu quả do sự phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ kể từ khi thành lập; vào các ngành tư nhân và vào những công dân sử dụng các dịch vụ không tính phí từ chi tiêu nhà nước  - điều này dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào lao động nước ngoài.

    Trước đó, sự sụt giảm giá dầu và sự đa dạng của chi tiêu nhà nước do tham gia vào cuộc chiến Yemen làm cho tình hình kinh tế của vương quốc ngày càng trầm trọng. Điều này khiến vua Salman phải phê duyệt một số loại thuế và cắt giảm nhiều nhượng bộ tài chính cho các vị trí và nhiều nhóm khác nhau. Từ đó dẫn đến sự phàn nàn của những người dân Ả rập Xê út và các quyết sách buộc phải rút lại.

    New York Times cho rằng, tầm nhìn năm 2030 được Thái tử Mohammed bin Salman đưa ra như việc tăng số lượng người Ả rập Xê út (bao gồm cả phụ nữ) trong các công việc khác nhau; tìm kiếm và khuyến khích đầu tư nước ngoài; đầu tư doanh thu vào các ngành kinh tế quan trọng khác... chỉ là một bản dịch của những nỗ lực của quốc gia này để chuyển đổi từ một đất nước phụ thuộc vào dầu mỏ sang trạng thái đa nguồn lực.

    [presscloud]517[/presscloud]

    Ả rập Xê út đang tập trung đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ, thông qua dự án siêu thành phố Neom, du lịch và các dự án biển đỏ. Ngoài ra quốc gia cũng đang nỗ lực loại bỏ tỷ lệ thất nghiệp cao và mở cửa cho đầu tư nước ngoài.

    Những bước đi khác của Ả rập Xê út

    Theo quan điểm của Daniel Yergin Daniel Yergin, một chuyên gia về chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, ông Bin Salman đang cố gắng mang lại sự phát triển lớn cho quốc gia thông qua các biện pháp kinh tế gần đây để khắc phục sự thất bại của việc phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống dầu.

    Kristian Coates Ulrichsen, một nghiên cứu sinh tại Viện Baker cho chính sách công ở Trung Đông, tin rằng Thái tử Bin Salman đã thành công trong việc công bố một cải cách xã hội mạnh mẽ bằng cách cho phép phụ nữ lái xe và nữ sinh trường công học thể dục. Ông cho rằng hiện tại là lúc để Thái tử tiến hành các bước cải cách một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế dù cho điều này có thể gây ra một số phàn nàn từ phía người dân Ả rập Xê út.

    Jean-Francois Seznec, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Năng lượng Thế giới thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, khẳng định rằng Ả rập Xê út có thể phải thực thi các biện pháp "khắc nghiệt" trong bối cảnh giá dầu sụt giảm bao gồm: khiến các thanh niên Ả rập Xê út làm các công việc trong những ngành tư nhân, giảm số lượng thị thực dành cho lao động nước ngoài và buộc các nhà tuyển dụng phải trả lương cao hơn cho những người Ả rập Xê út, thay vì tuyển dụng người nước ngoài bằng năm lần giá. Tuy nhiên các kịch bản này lại có thể dễ bị loại trừ.

    THU TRANG(Theo raseef22)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-quoc-tich-cho-robot-a-rap-xe-ut-buoc-vao-ky-nguyen-dau-tu-tri-tue-nhan-tao-a207098.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan