+Aa-
    Zalo

    Cảnh sát giao thông có được mặc thường phục khi thực hiện bắn tốc độ?

    (ĐS&PL) - Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc về việc lực lượng CSGT có được mặc thường phục khi thực hiện bắn tốc độ, kiểm soát vi phạm của người điều khiển các phương tiện giao thông không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định: Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông:

    "1. Trang phục của Cảnh sát giao thông

    a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;

    b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

    Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát"

    canh sat giao thong co duoc mac thuong phuc khi thuc hien ban toc do1
    Ảnh minh họa

    Như vậy, Cảnh sát giao thông có thể mặc thường phục khi làm nhiệm vụ trong một số trường hợp theo quy định. Cụ thể cảnh sát giao thông được mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự an toàn giao thông, phát hiện vi phạm.

    Theo đó, Cảnh sát giao thông có thể mặc thường phục để thực hiện bắn tốc độ. Việc mặc thường phục này phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Ngoài ra, cảnh sát giao thông không được mặc thường phục khi xử lý vi phạm mà phải sử dụng trang phục cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân.

    Cụ thể, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT, Trưởng công an huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định việc mặc trang phục cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sẽ ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát, được công khai bằng việc niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT, Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, phòng CSGT; hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều này được nêu rất rõ tại khoản 2 Điều 10 Mục 3 Chương II Thông tư 65/2012/TT-BCA.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-sat-giao-thong-co-duoc-mac-thuong-phuc-khi-thuc-hien-ban-toc-do-a585530.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    16 lỗi vi phạm giao thông xử phạt tại chỗ, không cần lập biên bản

    16 lỗi vi phạm giao thông xử phạt tại chỗ, không cần lập biên bản

    Theo quy định, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.