+Aa-
    Zalo

    Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo qua mạng viễn thông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cùng với sự phát triển của Internet và mạng mạng xã hội, hình thức lừa đảo qua mạng xuất hiện ngay sau đó và ngày càng trở nên phổ biến.

    (ĐSPL) - Cùng với sự phát triển của Internet và mạng mạng xã hội, hình thức lừa đảo qua mạng xuất hiện ngay sau đó và ngày càng trở nên phổ biến.

    Được biết, mới đây Công an TP.Nha Trang vừa gửi đến các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa công văn nhờ đăng tải trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo thủ đoạn hoạt động của nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông.

    Theo tin từ báo Thanh niên, Công an Nha Trang nhận định: Có 3 thủ đoạn mà nhóm tội phạm sử dụng để lừa đảo khách hàng.

    Thứ nhất là chúng sử dụng các số điện thoại: +439396100, +4393961, 08113, +17122222, +81363118429, +1354762541 để gọi vào máy cố định của khách hàng đang nợ tiền cước viễn thông và yêu cầu khách hàng cung cấp số điện thoại di động, số tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân ghi trong số CMND. Sau đó, chúng mạo danh là cán bộ công an tiếp tục đe dọa khách hàng đó hiện đang liên quan đến một đường dây tội phạm lừa đảo đang bị Bộ Công an điều tra, yêu cầu nạn nhân chuyển toàn bộ số tiền có trong tài khản của mình sang số tài khoản do nhóm đối tượng này cung cấp.

    Thủ đoạn thứ 2 là đối tượng sử dụng tin nhắn của các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook nhắn tin thông báo cho “khách hàng” biết mình đã được chọn là người trúng thưởng tiền và xe máy. Để nhận được giải thưởng thì “người trúng thưởng” phải mua thẻ cào của các nhà mạng điện thoại như Viettel, MobiFone để đóng phí làm hồ sơ nhận giải, thuế thu nhập cá nhân, phí chuyển khoản, phí vận chuyển…

    Ảnh minh họa

    Thủ đoạn thứ 3 là đối tượng thường mạo danh là người nước ngoài chủ động làm quen với nạn nhân thông qua các trang mạng xã hội. Sau khi làm quen được một thời gian, đối tượng thông báo với nạn nhân là tặng quà có giá trị lớn và tiền mặt cho nạn nhân, đã gửi về cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó đối tượng thông báo với nạn nhân là số tài sản trên đang bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất giữ và cần tiền để lo lót mới có thể chuyển số tiền và quà trên cho nạn nhân. Tiếp theo, đối tượng mạo danh là nhân viên an ninh sân bay Tân Sơn Nhất gọi điện thoại cho nạn nhân và yêu cầu nạn nhân chuyển vào tài khoản của đối tượng, số tiền trên lập tức bị chiếm đoạt.

    Các thủ đoạn này đã lặp đi lặp lại ở nhiều nơi nên quá cũ kỹ. Ấy thế mà có người vẫn bị bọn ma cô này lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn.

    Dẫn nguồn từ  báo Tuổi trẻ, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS cũng cho biết, nguyên nhân khiến những chiêu trò lừa đảo đã cũ nhưng vẫn có thêm nạn nhân mới đến từ sự cả tin, ham giải thưởng của người dùng. Ngoài ra, kẻ lừa đảo luôn thay đổi các hành vi để tạo lòng tin ở người sử dụng.

    Những trò lừa đảo của tin tặc trong thời gian qua thường nhắm đến tâm lý người dùng thích mua hàng giá siêu rẻ hoặc siêu khuyến mãi và đã có rất nhiều người bị mắc lừa. Trò lừa trên mạng đa dạng vô cùng vây quanh người dùng Internet. Với 40 triệu người dùng Internet tại VN, tin tặc có đủ đối tượng để lừa đảo mà không cần lặp lại nạn nhân cũ.

    Theo đó, Ông cũng có những lưu ý với ngừơi dùng để tránh bị lừa đảo qua mạng:

    - Tuyệt đối không bao giờ gửi tên tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng và các thông tin cá nhân qua email, Skype, Facebook Messenger, tin nhắn hay các dịch vụ chat trong bất kì một trường hợp nào.

    - Lưu ý tới các địa chỉ web, email chính thức và số điện thoại xác thực của ngân hàng, dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Ví dụ, tại trụ sở của ngân hàng mà bạn đang sử dụng, hãy cầm về một tờ rơi có ghi địa chỉ web, số điện thoại và email chính thức của ngân hàng này.

    - Để ý tới đường dẫn trong email, trên các diễn đàn, trang web. Các trang web lừa đảo có thể có tên rất giống với trang web xác thực, do đó bạn phải chú ý rất kĩ tới địa chỉ đường dẫn trên các trang web hoặc email từ địa chỉ lạ. Khi bạn di chuột lên phía trên các đường dẫn web (chưa click), Firefox và Chrome cũng sẽ hiển thị địa chỉ thực của đường dẫn ở góc dưới màn hình. Đây là cách xác thực đường dẫn chính xác nhất.

    - Luôn cập nhật trình duyệt và ứng dụng chống virus lên bản mới nhất. Các trình duyệt và phần mềm chống virus thường có tính năng "bộ lọc" ngăn người dùng truy cập vào các trang web đã bị xác nhận là web độc hoặc không xác thực.

    "Kĩ thuật lừa đảo qua mạng" thực sự là một vấn nạn mới của Internet, trong bối cảnh mà gần như tất cả các loại mã độc đều được viết ra bởi tội phạm số. Điều này không có nghĩa rằng bạn sẽ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo này một cách dễ dàng. Hãy là một công dân mạng thông minh, tỉnh táo và cẩn thận: đây mới là "tường lửa" an toàn nhất bảo vệ cho tài sản và danh tính của bạn.

    HẠNH VŨ (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-giac-voi-nhung-chieu-tro-lua-dao-qua-mang-vien-thong-a110129.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.