+Aa-
    Zalo

    “Cánh đồng vàng” có vẻ đẹp kỳ lạ nhưng cũng "bốc mùi" nhất hành tinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Cánh đồng vàng" Dallol ở vùng lõm Danakil, Ethiopia gây chú ý với màu vàng cam rực rỡ và mang vẻ đẹp như ở hành tinh khác vậy.

    "Cánh đồng vàng" Dallol ở vùng lõm Danakil, Ethiopia gây chú ý với màu vàng cam rực rỡ và mang vẻ đẹp như ở hành tinh khác vậy.

    Nằm ở phía bắc vùng lõm Danakil, Ethiopia, " cánh đồng vàng" Dallol thực chất là một vùng thủy nhiệt, được xem là nơi nóng nhất thế giới.

    Theo các chuyên gia, nhiệt độ tại "cánh đồng vàng", có diện tích bao phủ một vùng rộng lớn khoảng 100.000 km vuông, đặc biệt luôn trong khoảng từ 37 - 62 độ C.

    Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 mét, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối. Các nhà địa chất cho rằng những mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Đỏ tràn qua.

    Nên dù trông rất đẹp nhưng nơi đây luôn bốc lên mùi như trứng thối. Đây hiện là nơi hội tụ của các thảm họa chết người như núi lửa, mạch nước phun, động đất và nước siêu nóng vô cùng độc hại.

    Bên dưới "cánh đồng vàng" này là dòng nham thạch sôi sùng sục, cách mặt đất khoảng 20 km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động kiến tạo.

    Khi đặt chân đến Dallol, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, sững sờ như thể lạc bước đến một hành tinh khác.

    Điều kiện khắc nghiệt tại Dallol là nơi các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu về sự sống của những vi khuẩn có mặt tại đây.

    Thông qua các nghiên cứu này, giới chuyên gia hy vọng có thể giúp giải mã cách hình thành và phát triển sự sống ngoài trái đất.

    Thêm nữa, các mỏ muối tại đây được hình thành khi nước lũ từ Biển Đỏ tràn qua vùng Danakil. Sức nóng của sa mạc sẽ khiến nước bốc hơi rất nhanh và để lại những cánh đồng muối lớn.

    Vùng lõm này là nơi sinh sống duy nhất của người Afar. Ở vùng lõm Danakil, muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng.

    Người dân trong vùng thường sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối. Họ cắt, đóng gói và chuyên chở muối ra khỏi sa mạc bằng lạc đà. Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-dong-vang-co-ve-dep-ky-la-nhung-cung-boc-mui-nhat-hanh-tinh-a253677.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan