(ĐSPL) – Vụ việc đau lòng 3 người tử vong sau khi ăn một loại ốc lạ ở Hà Tĩnh là hồi chuông cảnh báo những ai thiếu hiểu biết và còn thờ ơ với chính tính mạng của mình.
Như thông tin đã đưa, hôm 5/1, Đồn biên phòng Cửa Sót (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhận được tín hiệu báo có người bị ngộ độc cách khu vực cửa Lạch Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) khoảng 37 hải lý. Do ngộ độc nặng và thời gian bị trúng độc lâu nên 3 ngư dân (cùng trú tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đều tử vong. Hiện mẫu ốc lạ trên đang được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa gửi đi kiểm tra độc tố.
Hải sản lạ dễ chứa chất độc
Theo TS - BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, cảnh báo trên Vietnamnet, đã có rất nhiều trường hợp gặp phải hậu quả nghiêm trọng do ăn phải thủy hải sản lạ, chứa độc hoặc ký sinh trùng. Khác với thủy sản nước ngọt, hải sản ít chứa ký sinh trùng nhưng có thể chứa độc tố.
Ngoài cá nóc, sứa biển, cá biển lạ, so biển cũng là loại hải sản nguy hiểm chết người. So có hình dạng giống với sam nhưng nhỏ hơn nên dễ bị nhầm. Vào mùa sinh sản, trong trứng so chứa kịch độc. Nếu không may ăn nhầm so biển, nguy cơ tử vong gần như cầm chắc.
Ngoài ra, cá biển bị ươn cũng có khả năng phóng thích histamin dễ gây độc. Không chỉ vậy, cá biển còn có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp. Phụ nữ có thai ăn phải hải sản nhiễm thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng và nhiễm độc tố khi ăn phải. Vì vậy người dân không nên tự ý mua, chế biến sứa tự nhiên. Ảnh minh họa. |
Cũng theo bác sĩ Siêu, ốc sên, cua đá hay một số loại ốc bò trên cạn như ốc bươu, sên trần rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
Trước đó, vào tháng 2 năm 2014, tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Mùa sứa biển bắt đầu từ sau tết Nguyên đán và kéo dài tới tận mùa hè. Sứa thường được dùng để làm gỏi, nấu bún. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt...
Ốc ruốc (hay còn gọi là ốc chép) là một loại ốc biển có kích cỡ loại nhỏ, có màu sắc sặc sỡ phân bố ở vùng biển miền Trung nước ta, đặc biệt tập trung ở vùng Quảng
Tử vong, viêm màng não vì ăn ốc sên
Thông tin bệnh nhân Trần Thị N., trú tại Châu Đốc, An Giang tử vong, do nghe hàng xóm mách ăn ốc sên (ốc ma) có thể trị dứt điểm chứng viêm loét dạ dày nên đã tìm ăn khiến nhiều người lo lắng. Không ngoài trường hợp bệnh nhân N., nhiều bệnh nhân đã bị viêm não do ăn ốc sên.
Sở dĩ loại ốc sên có thể gây viêm não là do chúng bị nhiễm ấu trùng của giun tròn có tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis. Ấu trùng giun tròn nếu còn sống, khi vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công lên não gây viêm não và màng não. Triệu chứng thường gặp là đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê.
Ốc sên có thể gây viêm não là do chúng bị nhiễm ấu trùng của giun tròn có tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis. Ấu trùng giun tròn nếu còn sống, khi vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công lên não gây viêm não và màng não. Vì vậy người dân không nên ăn ốc sên dưới mọi hình thức chế biến. Ảnh minh họa. |
Giun tròn có ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và có phổ biến ở Việt
Tình trạng ăn ốc sên bị hôn mê ngày một nhiều, tới mức Bộ Y tế đã phải khuyến cáo. Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, người dân tuyệt đối không sử dụng ốc sên, ốc bươu, ốc ma tự nhiên để chế biến thành thức ăn dưới bất kỳ hình thức nào. Và người dân phải vệ sinh sạch sẽ đối với ốc, sò tự nhiên nếu muốn chế biến thành thức ăn.
Ngoài ra, ngành y tế còn cảnh báo mọi người sau khi ăn ốc, ốc sên bị sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nổi ban... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Từ những nguy cơ trên, bác sĩ Siêu khuyên mọi người hãy cẩn trọng trước khi lựa chọn thực phẩm cho bản thân và gia đình. Cũng theo bác sĩ Siêu cảnh báo trên Vietnamnet, người dân thích ăn cá đồng hoặc thủy hải sản tự nhiên, nhưng loại này có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao. Thủy hải sản nuôi an toàn nhưng lại bị chê vì thịt không ngon và chắc.