(ĐSPL) - Thẻ tín dụng là một trong những sản phẩm hữu ích và phổ biến nhất của ngành ngân hàng trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của các ngân hàng bán lẻ, lượng người dùng thẻ cũng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng không chỉ bày ra “ma trận” phí, không ít ngân hàng đang tận dụng mọi “chiêu trò”, kẽ hở để ăn chặn, móc túi người dùng thẻ.
Khách hàng lơ là về phí sử dụng
Chị Nguyên (Quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết sau khi được ngân hàng X mở thẻ tín dụng với hạn mức 50 triệu đồng (khách hàng được rút 25 triệu đồng tiền mặt), ông rút 10 triệu đồng và bị tính phí cho năm lần rút là 400.000 đồng. “NH quy định chỉ được rút tối đa 2 triệu đồng/lần và mỗi lần phí rút tiền là 80.000 đồng. Mức phí này quá cao nên tôi đã yêu cầu NH hủy thẻ Visa này. Mặc dù đã trả thẻ lại cho NH nhưng họ vẫn yêu cầu tôi phải ký quỹ 10 triệu đồng, nghĩa là giữ lại 10 triệu đồng trong thẻ ATM khác của tôi để chờ sau 45 ngày xem có phát sinh không mới trả lại”, chị Nguyên cho biết.
Chị Nguyên cũng thừa nhận các quy định về phí NH đều có đưa ra để khách hàng đọc nhưng thường khách hàng rất ít khi xem và có xem thì cũng không hiểu kỹ cho đến khi bị tính phí cao mới tá hỏa.
Đây không phải trường hợp ngoại lệ, nhiều khách hàng cho hay sau khi được mở thẻ Visa để thanh toán, nhân viên NH thường không nói rõ về phí, lãi suất... mà thường đưa một bảng biểu các loại phí để khách hàng nghiên cứu.
Thông tin trên báo Thanh niên, anh V (Q.Ba Đình, Hà Nội) cho biết mở thẻ tín dụng Visa hạng vàng tại HSBC. Hằng tháng vẫn thanh toán đều đặn số dư, nhưng có 1 tháng đi công tác bị quá hạn 1 ngày, lập tức toàn bộ hơn 50 triệu đồng số dư trong tài khoản anh đã chi tiêu trong tháng bị biến thành khoản vay với lãi suất lên tới gần 30\%/năm. Chưa hết, anh còn phải trả thêm chi phí chậm thanh toán bằng 4\% khoản nợ tối thiểu.
So với mặt bằng lãi suất huy động bình quân 4 - 5\%/năm, lãi suất cho vay hơn 10\%/năm hiện nay, anh V. chua xót: “Tháng nào tôi cũng phải trả cả lãi và tiền chậm nộp hơn 1,2 triệu đồng. Phạt khách hàng khủng khiếp thế này thì ai dám dùng thẻ tín dụng nữa”.
Nhiều khách hàng cho hay sau khi được mở thẻ tín dụng, nhân viên NH thường không nói rõ về phí, lãi suất... mà thường đưa một bảng biểu các loại phí để khách hàng nghiên cứu. |
|
Lãi phạt “cắt cổ”
Nhìn vào biểu phí công bố hiện nay tại một số NH không ít khách hàng choáng váng.
Báo Thanh niên đưa tin, tại ANZ, mức phí sao kê tài khoản được tính theo trang như: Sao kê trong vòng 12 tháng 20.000 đồng hoặc 1 USD/trang; trước 12 tháng 40.000 đồng hoặc 10 USD/trang. Tiếp đến dịch vụ xác nhận số dư hoặc thông tin tài khoản 200.000 đồng hoặc 10 USD trong vòng 2 ngày làm việc. Muốn nhanh hơn, tức trong vòng 1 ngày làm việc 300.000 đồng hoặc 15 USD. Tra soát giao dịch tài khoản 300.000 đồng hoặc 15 USD. Báo có/báo nợ nhận tại NH 20.000 đồng hoặc 1 USD/trang…
Tại HSBC biểu phí cũng thông báo rõ nếu không thanh toán số dư trên tài khoản trước ngày đáo hạn mỗi tháng, toàn bộ số này sẽ bị phạt lãi suất. Cụ thể: thẻ Visa Bạch kim 27,8\%/năm, thẻ Visa Vàng 28\%/năm và Bạch kim 31,2\%/năm.
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế NH (thuộc Hiệp hội NH Việt Nam) cho biết, bản thân ông cũng đã từng là nạn nhân của các nhà băng khi sử dụng thẻ tín dụng. “Một loạt các loại phí và lãi suất cao chót vót không giống ở đâu mà họ cũng ban hành. Tôi mở được một thời gian cũng phải đóng thẻ lại”, luật sư Đức nói. Liên quan đến vụ NH A. thu phí 200.000 đồng của chị Q, theo luật sư Đức, NH đã cố tình bởi việc trừ tiền duy trì phải đủ 30 ngày và tính từ ngày khách hàng mở thẻ là 20/3 chứ không phải tính từ đầu tháng. “Nếu họ không trả tiền có thể khiếu nại lên NHNN, thậm chí khởi kiện ra tòa”, ông Đức khẳng định.
Trong khi đó, một lãnh đạo NH thương mại cổ phần tại Hà Nội thừa nhận, hiện nay các NH thường đưa ra biểu phí nhưng lại không bao gồm các khoản phí có thể phát sinh. Rất nhiều các dịch vụ không được nêu tại biểu phí sẽ được cung cấp với mức phí tương ứng được thông báo tại thời điểm có yêu cầu. “Các NH có điều luật riêng nhưng không bao giờ thông báo cụ thể chi tiết cho khách hàng. Điều này rất cấm kỵ đối với các quốc gia phát triển vì nó liên quan đến sự công khai, minh bạch và quyền lợi thiết thân của khách hàng”, lãnh đạo này nói.
Một lãnh đạo NH thương mại cổ phần tại Hà Nội thừa nhận, hiện nay các NH thường đưa ra biểu phí nhưng lại không bao gồm các khoản phí có thể phát sinh. Rất nhiều các dịch vụ không được nêu tại biểu phí sẽ được cung cấp với mức phí tương ứng được thông báo tại thời điểm có yêu cầu. |
|
Phí rút tiền 80.000 đồng/lần
Theo ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính, khách hàng khi đã sử dụng thẻ tín dụng phải nhớ: Trên lý thuyết, khách hàng được miễn lãi suất tối đa 45 ngày. Nhưng nếu khách hàng không thanh toán hết 100\% số tiền đã dùng đúng hạn thì mức lãi suất được tính rất cao và thường trên 20\%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này không phải được tính từ ngày trả chậm mà từ ngày khách hàng cà thẻ thanh toán. “Một khoản khác mà khách hàng ít biết là phí phạt chậm thanh toán. Cũng như việc rút tiền mặt, ngoài lãi suất cao khách hàng còn phải mất phí rút tiền. Phí rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao, thường là 80.000 đồng/lần rút tiền, tùy NH ” - ông Minh nói.
Một chuyên gia tài chính cho hay lãi suất chậm thanh toán với thẻ Visa thấp nhất 16\%-30\%/năm.
Theo ông Minh, NH đã có khoản phí thường niên thẻ tín dụng… . theo nghiên cứu có tới 90\% khách hàng tiếp tục sử dụng thẻ sang năm thứ hai. Phí thường niên với loại thẻ này từ vài trăm ngàn đồng đến 1 triệu đồng/năm. Nếu chỉ với 1 triệu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhân với trung bình 500.000 đồng phí thường niên/người, NH sẽ thu về 500 tỉ đồng/năm. Số tiền này NH sẽ làm các nghiệp vụ của mình để sao cho tăng thêm lợi nhuận. Bởi vậy NH đã cho khách hàng được sử dụng tiền với lãi suất bằng 0\% trong 45 ngày.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng việc tính phí rút tiền, lãi suất cao với thẻ tín dụng là đúng mục đích của thẻ Visa nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.
Sử dụng đúng cách được nhiều ưu đãi
Thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, lãnh đạo một NH thừa nhận lợi nhuận từ NH nước ngoài đa số nằm ở dịch vụ, trong đó có việc phát hành thẻ tín dụng. Và việc phát hành thẻ tín dụng được các NH nước ngoài làm rất tốt. Mấy năm gần đây các NH Việt Nam mới nhận thấy mảnh đất béo bở này và đang nỗ lực phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có vài NH thành công trong việc phát hành thẻ Visa như Sacombank, Techcombank, Dongabank...
Ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Sacombank, cho biết số lượng thẻ nói chung tại Sacombank tăng khoảng 20\% so với đầu năm.
Ông Khang cho rằng hiểu và sử dụng thẻ Visa đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Người sử dụng không phải đem nhiều tiền mặt theo bên mình sẽ giảm được rủi ro do nạn cướp giật, trộm cắp. Người sử dụng thẻ còn có thể xem lại lịch sử giao dịch bằng thẻ của mình, quản lý việc chi tiêu hợp lý hơn. Thẻ Visa được liên kết với nhiều hệ thống mua sắm, ăn uống... nên được ưu đãi, giảm giá, rất có lợi cho khách hàng. Khách hàng được thanh toán trước, không bị tính lãi trong thời gian 45 ngày. Đặc biệt với các thẻ Visa quốc tế, khách hàng khi thực hiện rút tiền hoặc thanh toán ở nước ngoài, tiền được tự động quy đổi thành đơn vị tiền tệ của nước đó nên người sử dụng không phải mất thời gian đổi tiền.
NGỌC ANH (Tổng hợp)
Video: Giá sữa dành cho trẻ em có dấu hiện tăng
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-cho-nguoi-dung-the-tin-dung-a90802.html