Bé gái có nguy cơ mất khả năng làm mẹ khi trưởng thành còn bé trai có thể thành “thái giám” nếu các bố, mẹ quá lạm dụng bỉm cho con.
Lạm dụng bỉm, bé gái có nguy cơ mất khả năng làm mẹ
Vì nhiều lý do nên các bậc phụ huynh thường hay cho con mình đóng bỉm. Tuy nhiên, việc lạm dụng đóng bỉm với thời gian dài, thường xuyên gây những hậu quả nặng nề cho các bé mà cha mẹ không lường trước được. Bởi khi đóng bỉm rất bí, mồ hôi sẽ bị ứ đọng cùng với nước tiểu gây ra tình trạng dính âm đạo, viêm nhiễm cơ quan sinh dục và hậu môn…
TS.BS Phạm Mai Hương, Bệnh viện Nhi Trung Ương nói: “Cấu tạo cơ quan sinh dục ở các bé gái chưa phát triển hoàn thiện do hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều nên thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng, màng trinh mỏng, lỗ hậu môn nằm gần với âm đạo càng là điều kiện để trẻ dễ bị viêm nhiễm”.
Ngoài ra, hiện tượng dính âm đạo không phải là bị bẩm sinh mà thường do các viêm nhiễm tại chỗ gây ra. Sau 3 – 6 tháng, nồng độ oestrogen trong máu của bé đã xuống thấp, lúc này âm đạo của bé gái có khả năng bị dính vào nhau nếu trẻ đóng bỉm quá lâu mà không được thay rửa, vệ sinh đúng cách, TS Hương giải thích thêm.
Cũng theo bà Hương, hậu quả do dính âm đạo, viêm nhiễm âm đạo ở bé gái là rất nguy hiểm. “Nếu không phát hiện, điều trị sớm nhiều bé gái sẽ mất đi khả năng được làm mẹ”.
Biến con thành “thái giám”
Việc lạm dụng bỉm không chỉ gây ra tình trạng hăm đỏ ở bé gái mà cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với các bé trai. Cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS.BS Phạm Mai Hương đã chứng kiến những trường hợp trẻ bị phymosis (hẹp bao quy đầu), viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu …
TS Hương cho biết: “Với những trẻ khi bị hẹp bao quy đầu, lớp da ở bao quy đầu không tuột lên được thì việc trẻ đóng bỉm nhiều quá sẽ gây đóng cặn nước tiểu lại rồi sinh ra viêm bao quy đầu”.
Nhiều bà mẹ "tá hỏa" khi thấy mông con mình loét đỏ sau thời gian dài dùng bỉm. |
Kết quả cho thấy tổng số trẻ tham gia sàng lọc là 2675 trẻ trong đó chỉ có 1023 trẻ phát triển bình thường (chiếm 38,24%); 465 trẻ (chiếm 17,38%) cần chú ý vấn đề vệ sinh hàng ngày do dính, bán dính bao quy đầu, viêm nhiễm; 1187 trẻ (chiếm 42,29%) cần can thiệp chuyên khoa ở các dạng khác nhau.
Đặc biệt, trong số 1187 trẻ cần can thiệp chuyên khoa thì có 56 trẻ cần can thiệp càng sớm càng tốt. Lý do vì 56 trẻ này thiếu tinh hoàn, cá biệt có 16 trường hợp thiếu cả hai bên tinh hoàn.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc khoảng 21% ở trẻ sinh thiếu tháng; 2 – 4% ở trẻ đủ tháng và 1% ở trẻ 1 tuổi; 90% tinh hoàn ẩn một bên, 10% tinh hoàn ẩn cả hai bên. Trẻ mắc tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ mắc ung thư tinh hoàn, vô sinh và xoắn tinh hoàn. Trong đó, đáng lưu ý đến vấn đề vô sinh. Bởi trong trường hợp trẻ bị ẩn cả hai bên tinh hoàn thì tỷ lệ vô sinh rất cao, lên tới 89%.
“Ngay trong buổi khám sàng lọc đầu tiên, chúng tôi đã giật mình vì có quá nhiều bé trai có bất thường ở bộ phận sinh dục như: tinh hoàn ẩn, lệch lỗ tiểu; hẹp, dính, bán dính bao quy đầu, viêm nhiễm…”, TS.BS Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết.
Trao đổi với PV về nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên TS Lương cho rằng: Một phần nguyên nhân là do thói quen hàng ngày của các bậc cha mẹ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái, đặc biệt là tình trạng lạm dụng bỉm phổ biến trong các gia đình có con nhỏ.
“Đóng bỉm thường bị kín hơi lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn của bé trai phát triển chỉ vào khoảng 34oC. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và chất lượng tinh trùng của bé sau này, đó là một trong những nguyên nhân tiền vô sinh ở nam giới. Bên cạnh đó, nếu không được vệ sinh đúng cách dễ gây ra viêm niệu đạo, viêm bao quy đầu ở trẻ”, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cảnh báo.
Do thờ ơ, thiếu hiểu biết của bố mẹ, nhiều bé trai có thể thành “thái giám” khi lạm dụng bỉm. |
Cùng với những hậu quả trên, theo TS.BS Phạm Mai Hương, việc cha mẹ quá lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn vệ sinh thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi vệ sinh khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ nên hạn chế tối đa đóng bỉm cho trẻ, tốt nhất chỉ nên dùng bỉm vào ban đêm vì sản phẩm có tốt đến mấy nếu lạm dụng đều gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Sau 4 – 5 tiếng cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé.
Cha mẹ cần theo dõi trẻ, khi thấy có biểu hiện khác thường ở những phần da đóng bỉm cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi.
Nguồn: Chât lượng Việt Nam
Xem thêm video:
[mecloud]Y67UM4aucn[/mecloud]